Những thảm họa PR công nghệ

Con đường ngắn nhất để phá hủy hình ảnh công ty là tung ra một sản phẩm chất lượng kém. Tệ hơn nữa, đó là phản ứng của công ty sau khi lỡ gây sai lầm.

Tất cả đều có thể trở thành nỗi ám ảnh, thành vết nhơ mỗi lần tên công ty được xướng lên. Dưới đây là những thảm họa PR gây sự chú ý nhất trong lĩnh vực công nghệ thời gian qua.

Apple xử lý lỗi angten

Các công ty đều có thể sai lầm. Và nó đã xảy ra, với cả Apple – hãng được xem là “bậc thầy” trong marketing. Khi chiếc iPhone 4 vừa mới công bố bị phát hiện có lỗi angten gây mất sóng điện thoại, Apple đã nỗ lực giải quyết vấn đề, nhưng vẫn muộn và một số người dùng iPhone đã đệ đơn kiện công ty vì sự cẩu thả, khinh suất này. Steve Jobs còn đáp lại khách hàng rằng ông sẽ không gặp lỗi mất sóng nếu “không cầm điện thoại theo cách đó”.

Cuối cùng thì Apple cũng đã xử lý lỗi cho khách hàng, bằng cách cung cấp vỏ iPhone 4 miễn phí cho tất cả những khách hàng đã “trót mua” sản phẩm. Tuy nhiên, “vết nhơ” này vẫn “đóng dấu” lên iPhone 4.

Sony dính vụ pin laptop phát nổ

Có lẽ không thảm họa PR nào lại tệ hơn việc sản phẩm của công ty bị phát nổ. Năm 2006, Sony đã phải thu hồi 9,6 triệu pin laptop sau khi phát hiện ra chúng là nguyên nhân khiến một số sản phẩm của hãng bốc cháy. Toshiba cũng đã từng trải qua vụ việc tương tự trong năm 2007, nhưng 5.100 sản phẩm bị thu hồi chỉ là “chuyện nhỏ” đối với nỗi đau trị giá 418 triệu USD của Sony.

RIAA kiện tất cả mọi người

Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Mỹ (RIAA) đã bại trận trước Napster vào năm 1999. Trong suốt cả thập kỷ RIAA đã đáp trả lại mọi lời đe dọa như một con thú bị thương, liên tục kiện tụng các trang web và người dùng, cố hết sức để ngăn chặn tình trạng chia sẻ file trực tuyến. Năm 2008, RIAA chính thức công khai công bố dừng các vụ kiện tụng, thay vào đó, họ làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ Internet để cắt kết nối của những người dùng chia sẻ file bất hợp pháp.

Digg "làm loạn" thiết kế

Tháng Tám năm ngoái, Digg đã giới thiệu một thiết kế mới – đó là một sự hỗn loạn hoàn toàn. Trong những ngày và tuần sau đó, Digg liên tục bất ổn và thường xuyên không thể truy cập. Một khi người dùng đã truy cập được vào Digg, sự khó chịu lại hiện hữu, với một giao diện mới rối rắm và một số tính năng yêu thích đã bị gỡ bỏ.

Thực ra, hầu hết các web đều gặp một vài bỡ ngỡ sau khi thay đổi thiết kế, nhưng điều này hoàn toàn khác với Digg, đến nỗi những người dùng trung thành đã phải lập nên một ngày gọi là “Quit Digg Day” – Ngày Bỏ Digg.

Facebook nâng cấp điều khoản sử dụng

Facebook cũng vừa trải qua một vụ lùm xùm PR vào năm ngoái. Hãng này cập nhật các điều khoản sử dụng của trang mạng xã hội, bao gồm cả việc “Bạn có thể gỡ bỏ hết các nội dung người dùng (User Content) vào bất cứ lúc nào”. Và nếu người dùng lỡ chọn gỡ bỏ, mọi thứ sẽ mất sạch.

Tuy nhiên, Facebook cho biết công ty vẫn lưu lại các nội dung trên, phòng khi người dùng cần chúng. Người dùng đã phản đối và phàn nàn lên tận Ủy ban Thương mại Mỹ. Ban đầu Facebook đáp lại bằng cách trở về những điều khoản sử dụng cũ. Cuối cùng, Mark Zuckerberg đã phải giới thiệu một mô hình mới, cho phép người dùng bỏ phiếu lựa chọn những thay đổi về chính sách.

JooJoo

Mọi thứ diễn ra như một đoàn tàu đứt gánh giữa chừng. Ban đầu, JooJoo công bố sẽ bán ra với giá 200 USD, nhưng chi phí ngày càng tăng lên và ngày chính thức ra mắt sản phẩm cũng bị trì hoãn liên tục. Cuối cùng, JooJoo cũng ra mắt thị trường vào tháng 3/2010 với giá 499 USD, hoàn toàn bỏ quên mức giá khởi điểm ban đầu mà công ty đã đưa ra, cũng như cơ hội đánh bại iPad về mức giá. Công ty đã phải ngừng cung cấp sản phẩm vào tháng 11 cùng năm.

Google vô tình thu thập mật khẩu

Điều gì đã xảy ra với Google? Họ chẳng làm gì, chỉ vô tình thu thập email, mật khẩu và các dữ liệu khác từ các mạng lưới Wi-Fi chưa mã hóa thông qua Street View của hãng mà thôi. Google đã phải xin lỗi, nói rằng đó là sự nhầm lẫn. Hãng hứa sẽ nâng cao các biện pháp kiểm soát sự riêng tư, nhưng toàn bộ vụ việc vô tình trên đã khiến nhiều người đồng loạt phản đối các chính sách thu thập dữ liệu của đại gia tìm kiếm.

Microsoft và Windows Vista

Dù đã mấy năm trôi qua, song Microsoft vẫn không thoát nổi "ám ảnh" về Vista. Khi Vista ra mắt vào năm 2007, sự phấn khích nhanh chóng bị xoa tan, thay vào đó là sự thất vọng. Sản phẩm bán khá tốt, 330 triệu bản trong 2 năm đầu tiên, vượt qua cả dự kiến của Microsoft, nhưng hệ điều hành này đầy rẫy những lời phàn nàn, về những thiếu sót phần ứng, về các vấn đề tương thích của phần mềm. Đến nỗi, khi Windows 7 ra mắt thị trường, nó được xem là “bán vá lỗi” cho vô số những vấn đề của Vista.

Thứ Tư, 09/03/2011 08:39
31 👨 183
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp