Những lưu ý khi mang laptop đi sửa

Trong quá trình sử dụng, hẳn là sẽ có đôi lần bạn gặp phải tình trạng laptop bị hỏng hóc và phải mang máy đi sửa. Tuy nhiên, bạn đừng nghĩ rằng cứ cầm tiền và đem tới cửa hàng sửa chữa là mọi chuyện đều xong xuôi hết nhé. Hãy lưu ý những kinh nghiệm đi sửa máy tính dưới đây để đối phó với những chiêu "độc" lừa đảo khách hàng tại một số trung tâm sửa chữa máy tính.

1. Mang máy tính đi sửa khi bạn không thể tự sửa được

Trên thực tế, có khá nhiều lỗi các bạn có thể tự mình khắc phục tại nhà mà không cần mang máy tính đến “bệnh viện”. Đơn cử như một số lỗi liên quan đến hệ điều hành, lỗi phần mềm chỉ cần lên Google tìm kiếm hoặc tham khảo cách sửa các lỗi đó từ các diễn đàn hay các trang công nghệ như Quản trị mạng cũng là một gợi ý khá hay dành cho các bạn. Nhưng nếu những lỗi này quá nặng, hoặc nghiêm trọng hơn liên quan đến phần cứng thì việc mang đến các trung tâm bảo hành, cửa hàng sửa chữa laptop sẽ tốt hơn.

Mang máy tính đi sửa khi bạn không thể tự sửa được

2. Lưu lại các dữ liệu quan trọng

Khi sửa máy tính, một số trường hợp bắt buộc phải cài lại hệ điều hành, lúc này dữ liệu của bạn có thể bị xóa hoặc lấy cắp nếu như không có biện pháp nào bảo mật. Do vậy, hãy chắc chắn rằng tất cả các file, thư mục, âm nhạc, hình ảnh, và các dữ liệu khác của bạn được an toàn sao lưu vào một ổ đĩa ngoài, trong đám mây, hoặc trên một ổ đĩa flash USB.

3. Lựa chọn trung tâm sửa chữa uy tín

Để tránh tình huống laptop bị "luộc" vài bộ phận hay bị trọc ngoáy làm máy trở nên lỗi nặng hơn, bạn nên tham khảo trên mạng hoặc người quen để tìm được trung tâm sửa chữa uy tín và chất lượng tốt nhất. Tất nhiên, nếu máy tính bạn hỏng những vẫn còn trong thời gian bảo hành thì quá tuyệt vời vì không phải lo tốn kém chi phí, lại vừa khỏi lo tìm nơi sửa.

Lựa chọn trung tâm sửa chữa uy tín

4. Tinh ý khi đi sửa laptop

Nếu bạn đưa trực tiếp máy cho một nhân viên kỹ thuật thì cũng chưa có gì dám chắc thiết bị của bạn sẽ được sửa chữa theo đúng chế độ của công ty. Nhiều nhân viên kỹ thuật sẽ nhận máy và tự sửa chữa cá nhân nhằm kiếm lời riêng, vậy nên hãy yêu cầu người nhận máy xuất biên nhận và các giấy tờ liên quan đầy đủ.

5. Ký tên vào các linh kiện của thiết bị

Trường hợp máy bị hỏng nặng và cần vài ngày mới sửa được thì có thể làm giấy ký gửi tại cửa hàng. Nhiều trung tâm sửa chữa máy tính sẽ yêu cầu bạn ký tên hoặc làm dấu lên các linh kiện như ổ cứng, RAM, bàn phím, màn hình,… và một số bộ phận khác nếu bạn có yêu cầu để tránh bị đánh tráo linh kiện.

Ký tên vào các linh kiện của thiết bị

6. Kiểm tra kỹ biên nhận

Bước này khá quan trong, khi đã xác nhận "bệnh" cũng như ký tên vào các linh kiện máy tính xong, các bạn cần xem kỹ biên nhận đã liệt kê đầy đủ các linh kiện đó chưa, kiểm tra thông tin về hiện trạng thiết bị, lỗi cần sửa và các điều khoản liên quan.

7. Sửa chữa hoặc thay thế

Bạn cũng cần cân nhắc nên sửa hay thay thế linh kiện mới thì tốt hơn. Chẳng hạn bàn phím, adapter, pin,… bị hỏng thường chi phí sửa tương đương thì bạn nên thay cái mới sẽ hợp lý hơn. Hay khi màn hình, ổ cứng bị hư nặng thì lúc này bạn nên thay cái mới là tốt nhất. Có thể tham khảo tư vấn của mọi người để xem xét giá sửa chữa như thế nào là chấp nhận được đối với thiết bị của bạn.

Sửa chữa hoặc thay thế

Trên đây là một số điểm cần chú ý khi các bạn đi sửa laptop ở bất cứ trung tâm nào. Hy vọng bạn đọc đã bổ sung cho mình một vài kinh nghiệm để không còn lo bị "luộc" đồ hay nhân viên kỹ thuật “phá thêm”.

Xem thêm:

Thứ Năm, 21/06/2018 08:24
21 👨 2.971
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kiến thức sử dụng