Nghĩ xa hơn thung lũng Silicon

Máy tính giá rẻ và khả năng truy cập băng rộng tốt hơn đang tiếp sức cho các doanh nhân Internet tại Châu Á – và thông điệp dành cho các nhà đầu tư là: “hãy để mắt tới lĩnh vực này”, bài viết của Bernd Nordhausen từ công ty Intel.

Vốn đầu tư mạo hiểm đối với sự thành công của các nền kinh tế số trên phạm vi toàn cầu đã được thừa nhận rộng rãi. Tuy nhiên, các công ty mới khởi nghiệp trong lĩnh vực Internet tại Châu Á không phải bao giờ cũng đạt được sự thành công giống như là các công ty khác trên toàn cầu trong việc thu hút sự quan tâm và vốn đầu tư cần thiết.

Một trong những lý do mà chúng tôi từng được nghe – và cũng được thừa nhận bởi hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài – đó là nhiều khu vực tại Châu Á chưa có được một văn hóa kinh doanh thường thấy ở các điểm nóng thu hút đầu tư như Thung lũng Silicon và Châu Âu, và điều đó làm cho một số quốc gia và các công ty mới khởi nghiệp tại các quốc gia này kém hấp dẫn hơn về thu hút vốn đầu tư.

Nhưng điều đó đã không tính đến rất nhiều năm sáng tạo công nghệ và khả năng kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất hàng điện tử tiêu dùng và các sản phẩm bán dẫn với những đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore, biến các quốc gia này thành những trung tâm công nghệ lớn. Chẳng có lý do nào để cho rằng văn hóa sáng tạo và kinh doanh này chưa lan truyền đến những công ty mới khởi nghiệp tại những thị trường đang phát triển.

Một lý do khá hợp lý khác lý giải cho sự hạn chế về khả năng kinh doanh trong các công ty Internet mới thành lập tại nhiều quốc gia Châu Á là khả năng ứng dụng các dịch vụ Internet và máy tính thấp hơn. Chỉ có khoảng 5% hộ gia đình tại các thị trường mới nổi tại Đông Nam Á, Ấn Độ và Trung Quốc hiện có máy tính, và trong khi Châu Á có số lượng người dùng Internet lớn nhất thế giới (xấp xỉ 510 triệu người1) thì khi quy đổi sang mật độ, khu vực này lại có mật độ sử dụng Internet thấp thứ hai trên thế giới.

Mật độ thấp chủ yếu là do tác động của chi phí đối với việc truy nhập dịch vụ Internet và mua sắm PC, cũng như năng lực mua sắm thiết bị và sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng. Điều đó đã tạo ra những tác động đối với khả năng sáng tạo và khả năn kinh doanh, bởi vì khi người ta không thể trang trải để mua máy tính hoặc truy nhập Internet thì động lực để các doanh nhân phát triển nội dung số và các ứng dụng Internet sẽ thấp hơn, và càng có ít lý do hơn để người tiêu dùng mong muốn được tiếp cận chúng ngay lập tức – và đây thực sự là một cái vòng luẩn quẩn.

Tuy nhiên, các doanh nhân cũng phải thừa nhận vai trò của họ trong tốc độ thâm nhập chậm chạp của các dịch vụ Internet và máy tính ở một số vùng của Châu Á. Trong vòng 20 năm qua, sự phổ thông hóa của máy tính cùng với truy nhập mạng Internet đã có một tác động sâu sắc đến cuộc sống của nhiều người. Ví dụ như tại các thị trường đang phát triển, máy tính và mạng Internet đồng nghĩa với việc những người nông dân ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) có thể tiếp cận thị trường thành phố để bán sản phẩm của họ; trong khi việc số hóa ở Baramati (Ấn Độ), đã cho phép những người nông dân tiếp cận thông tin về những phương pháp canh tác nông nghiệp tốt nhất, nâng cao năng suất nông nghiệp và chất lượng đào tạo cũng như nhiều lợi ích khác nữa.

Nhiều doanh nhân không nhận thức được lợi ích của những loại ứng dụng dành cho thị trường đang phát triển này đối với máy tính và mạng Internet. Có cơ sở ngày càng rõ nét để cho thấy rằng, cho đến nay, mới chỉ có rất ít sản phẩm và dịch vụ số được định hướng một cách hiệu quả đến những hộ gia đình có thu nhập thấp tại các thị trường đang phát triển do quan niệm sai lầm rằng phân khúc thị trường này không đủ khả năng mang lại lợi nhuận.

NetbookSự ra đời và phổ biến của những chiếc máy tính netbook (thiết bị chủ yếu phục vụ truy cập và sử dụng Internet) dành cho những người mới sử dụng máy tính lần đầu tiên và những gia đình có thu nhập thấp – dường như đang tạo ra một bước ngoặt. Những chiếc máy tính giá rẻ, chuyên dụng này đã cất cánh trong mấy tháng gần đây với những sản phẩm thương mại tại các quốc gia như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam như HCL, Axioo, Zyrex, F-TEC, SVOA, Synnex, Supreme, Neo và CMS….

Theo thông báo gần đây của Asus, những phản ứng ban đầu của thị trường đối với chiếc máy tính giá rẻ EeePC của công ty này đã vượt xa tất cả mọi kỳ vọng khi đạt con số 350.000 máy bán ra trong quý xuất xưởng đầu tiên…

Những chiếc máy tính netbook này hỗ trợ nhiều loại hệ điều hành, như là Ubuntu và Asianux thuộc dòng Linux và Windows XP, và điều đó cũng minh chứng sự quan tâm của các nhà sản xuất đối với tiềm năng phát triển của thị trường này. Intel cũng đang tập trung sự quan tâm vào máy tính netbook cũng như những dòng máy tính đơn giản, chủ yếu phục vụ việc sử dụng Internet tương tự bằng các bộ xử lý Atom mới của mình. Đây là những bộ xử lý được kỳ vọng là sẽ củng cố thế hệ thứ hai của các sản phẩm thương mại này trong năm 2008.

Trong cùng lúc đó, công nghệ WiMAX cũng có tiềm năng về hạ thấp chi phí cơ sở hạ tầng băng rộng của các nhà khai thác so với chi phí xây dựng mạng DSL, giúp cho công nghệ này trở nên hấp dẫn về mặt kinh tế đối với các nhà khai thác tại các thị trường đang phát triển để vươn tới những cộng đồng ở các vùng xa xôi hẻo lánh và nông thôn. Một số nhà khai thác sáng tạo cũng đã bắt đầu bán máy tính theo cách tương tự như bán máy điện thoại di động khi gắn chúng với những hợp đồng dịch vụ, làm gia tăng khả năng tiếp cận Internet tại các thị trường đang phát triển.

Khi các dịch vụ Internet và máy tính trở nên phù hợp hơn về chi phí đối với các hộ gia đình có thu nhập thấp, ít người còn hoài nghi về cơ hội kinh doanh mà việc kết nối những người dùng mới này vào mạng mang lại – nó liên quan đến tính hiệu quả về mặt chi phí để biến điều đó thành hiện thực, và một đánh giá về giá trị (chủ yếu là do các nhà cung cấp và nhà đầu tư tư nhân thực hiện) của các ứng dụng số sẽ mang lại lợi ích cao nhất cho những người dùng mới này – và cũng có lợi cho những doanh nghiệp đã sản xuất ra hoặc cấp vốn cho chúng hoạt động. Điều đó cũng tạo ra một số thách thức cơ bản đối với cả các doanh nhân và các nhà đầu tư công nghệ để tiến lên phía trước.

Đối với các doanh nhân, đặc biệt là những người ở thị trường đang phát triển, một câu hỏi đặt ra là sẽ áp dụng ở mức độ nhiều hay ít các bài học đã được đúc rút từ những cuộc bùng nổ Internet thành công ở nước ngoài, khi đưa ra các quyết định về loại hình doanh nghiệp Internet được lựa chọn để bắt đầu khởi nghiệp. Ví dụ như, trong khi các phương pháp tiền tệ hóa nội dung dường như là giống nhau, sẽ vẫn có những biến thể mang tính khu vực về các loại hình doanh nghiệp Internet có tính khả thi và bền vững tại châu Á Thái Bình Dương, so với tại Mỹ và châu Âu. Sự phát triển của các ứng dụng trực tuyến nhắm tới các lĩnh vực như y tế, giáo dục, chính phủ điện tử và nông nghiệp, có thể minh chứng là sẽ có lợi ích cao hơn so với mạng xã hội và các sản phẩm thương mại điện tử, bởi vì chúng hướng tới một phần của thị trường mà các công ty mới khởi nghiệp ở nước ngoài đến nay vẫn không nhận ra và/hoặc nắm bắt được.

Đối với các nhà đầu tư, câu hỏi tương tự cũng được đặt ra là nên đặt bao nhiêu trọng số căn cứ vào sự thành công của các doanh nghiệp Internet nước ngoài khi xem xét cấp vốn cho các công ty mới khởi nghiệp trong nước. Đây rõ ràng là một tình huống để các nhà đầu tư tái tập trung tới các doanh nghiệp Internet phù hợp với những động lực kinh tế quan trọng tại châu Á Thái Bình Dương, nhờ đó các ứng dụng có thể được mô tả như là Web 2.0. Vấn đề thứ hai có thể có ích đối với các nhà phát triển ở châu Á đang tiếp thị các sản phẩm đến các nền kinh tế phương Tây, nhưng một lần nữa, mật độ Internet và máy tính mang lại một cơ hội ngàn năm có một để khám phá những lĩnh vực mới – và có tiềm năng mang lại lợi nhuận – của thị trường Internet trong nước. Ngay cả các công ty mới khởi nghiệp chỉ quan tâm đến những yêu cầu nhỏ nhưng có hướng đích tại châu Á Thái Bình Dương cũng có khả năng giành được sự phát triển mạnh mẽ trong làn sóng người dùng Internet và máy tính mới này, cả trên phạm vi khu vực lẫn phạm vi toàn thế giới. Asiasoft, Friendster và mtouche chính là ví dụ về những công ty Internet châu Á đang gặt hái được những thành công lớn trên phạm vi khu vực và quốc tế từ làn sóng cơ hội số mới này.

Khi rào cản chi phí về sự thâm nhập của máy tính và mạng Internet được dỡ bỏ, chúng ta sẽ có thể được chứng kiến sự gia tăng về số lượng doanh nhân và công ty mới khởi nghiệp chớp được lợi thế của nền kinh tế số đang phát triển này. Cả chính phủ lẫn các nhà đầu tư sẽ quan sát những thị trường này một cách chặt chẽ, thực hiện các khoản đầu tư chiến lược để khuyến khích văn hóa kinh doanh tại châu Á và tạo ra những cơ hội tăng trưởng cho tiến trình chuyển đổi số này.

Bernd Nordhausen

Thứ Tư, 27/08/2008 10:13
31 👨 236
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp