Sau 30,2 giờ, video chứa thông tin sai về đậu mùa khỉ trên Tiktok đã có 1,4 triệu lượt xem, 14 nghìn lượt chia sẻ

Các nhà khoa học tại trường đại học Alberta, Canada đã thực hiện một nghiên cứu để kiểm tra thông tin sai lệch được lan truyền nhanh như thế nào trên Tiktok, mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.

Tiktok

Ý tưởng này được đưa ra sau khi WHO đã phải đăng khuyến cáo về các thông tin sai lệch liên quan đến căn bệnh đậu mùa khỉ vào hồi tháng 5 vừa qua.

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra và phân tích 864 đoạn video có hashtag #monkeypox ở trên TikTok vào 1 ngày xác định trong tháng 5. Kết quả cho thấy có tới 153 video có chứa thông tin sai lệch có liên quan đến 11 thuyết âm mưu. Các video này đã thu hút tới hơn 1,4 triệu lượt xem, hơn 74 nghìn lượt like, 14.000 lượt chia sẻ, gần 8 nghìn lượt bình luận. Theo tính toán của các nhà nghiên cứu, trung bình chỉ cần 30,2 giờ xuất hiện trên mạng, các video chứa thông tin sai lệch đã có thể đạt được cột mốc này.

Sau khi phân tích sâu hơn, các nhà nghiên cứu phát hiện có 3 thuyết âm mưu chính được nói đến trong các video chứa thông tin sai lệch về bệnh đậu mùa khỉ gồm đậu mùa khỉ là 1 đại dịch được dàn dựng, đậu mùa khỉ được quảng bá rộng rãi để ép người dân đi tiêm vaccine nhiều hơn, và căn bệnh này có liên quan tới Bill Gates. Tất cả các thông tin này đều không chính xác nhưng vẫn được lưu truyền rộng rãi trên mạng xã hội với tốc độ chóng mặt.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, cần phải có sự giám sát kỹ hơn từ các cơ quan và chính các mạng xã hội để loại bỏ những dạng thông tin không chính xác được đăng nhằm mục đích câu view.

Trước thông tin trên, TikTok cho biết họ đang cố gắng gỡ bỏ các thông tin y tế sai lệch, đồng thời đang làm việc với WHO để có những thông tin chính xác nhất đưa tới người dùng.

Thứ Tư, 26/10/2022 08:56
31 👨 362
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ