Tại UEFI Plugfest, sự kiện kiểm thử khả năng tương tác của phần cứng tổ chức bởi diễn đàn UEFI, Intel tuyên bố tới năm 2020 sẽ không dùng BIOS nữa mà chuyển hoàn toàn sang UEFI.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng UEFI thay cho BIOS
BIOS (Basic Input/Output System) là một đoạn code nhúng vào bo mạch chủ của PC, bắt đầu chạy khi người dùng khởi động máy và đánh thức tất cả các phần cứng. Ban đầu, nó kiểm tra phần cứng, tính toán RAM… xong xuôi mới bắt đầu tải và chạy OS. Khi OS chạy, nó thực hiện một số dịch vụ cơ bản như nhận bàn phím, đọc và viết lên màn hình, ổ đĩa.
BIOS là một phần quan trọng trên PC đầu tiên của IBM, Personal Computer năm 1981. Muốn xây dựng hệt hống tương thích với PC thì phải có BIOS tương thích. PC BIOS được gắn với vi xử lý Intel x86 và chạy ở chế độ 16-bit.
Theo thời gian, BIOS dần trở nên không còn quan trọng nữa. Dùng chế độ 16-bit nghĩa là nó chạy rất chậm nên từ khi PC OS chuyển sang dùng chế độ 32-bit thì mọi người lại dùng driver 32-bit để truy cập vào phần cứng thay vì dùng BIOS.
Đi cùng x86 nghĩa là các nền tảng khác như chip SPARC của Sun hay PowerPC của Apple/IBM/Motorola cũng có firmware không thương thích. Khi phát triển vi xử lý Itanium IA64 vào đầu những năm 2000, x86 BIOS không còn phù hợp nữa nên Intel đã chuyển sang phát triển EFI cho máy IA64.
BIOS vẫn trụ trên máy x86 nhưng do chức năng hạn chế, hoạt động chậm chạp nên Intel và nhiều công ty khác đều tìm kiếm giải pháp khác. EFI mở rộng sang hỗ trợ x86 32-bit và 64-bit.
Bản Windows Vista Service Pack 1 x86 64-bit giới thiệu khả năng boot từ UEFI. Từ thế hệ vi xử lý Sandy Bridge của Intel giới thiệu vào năm 2011, UEFI bắt đầu trở nên phổ biến. Giờ đây hầu như mọi máy, gần như là tất cả máy x86 đều dùng UEFI chứ không phải BIOS. Các công ty phần cứng cũng tận dụng UEFI với khả năng boot nhanh hơn.
BIOS đã dần trở nên lỗi thời
Nếu không dùng BIOS nữa thì Intel sẽ làm gì. Hiện tại chúng ta đang trong thời gian chuyển đổi. Dù tất cả phần cứng và OS mới đều chạy được UEFI nhưng các OS cũ - DOS, Windows 32-bit trước Windows 7, Windows 64-bit trước Windows Vista - lại không chạy được. Một số phần cứng cũng buộc phải dùng BIOS. BIOS có hệ thống mở rộng gọi là Option ROM giúp các dịch vụ của BIOS nhận ra phần cứng thêm vào, ví dụ như bộ điều khiển đĩa mềm chẳng hạn.
Thế hệ UEFI đầu tiên có khả năng tương thích với giao diện lập trình của BIOS, nghĩa là đáp ứng được các phần mềm, phần cứng cần có BIOS. Về sau mới chuyển sang native. Để giải quyết việc này, với các OS cũ hay phần cứng cũ buộc phải dùng BIOS, firmware mới sẽ vận hành ở chế độ tương thích với BIOS có tên Compatibility Support Module (CSM).
Hầu hết PC hiện nay đều tắt CSM dù có thể bật nó lên. Ngược lại, nhiều bo mạch chủ rời có CSM bật sẵn và cũng có thể tắt đi. Vấn đề ở đây là Secure Boot và yêu cầu phần cứng của Microsoft. Secure Boot là để bảo vệ khỏi phần mềm độc hại, nhưng chỉ vận hành khi tắt CSM.
Intel định bỏ hoàn toàn CSM, đơn giản hóa phần cứng - không cần xác thực khi CSM bật/tắt - nghĩa là nhà phát triển (card mạng, bộ điều khiển đĩa mềm, video card) không cần phải có Option ROM, chỉ đề phòng hờ nếu có ai dùng phần cứng mới với phần mềm cũ.
Bỏ CSM nghĩa là Intel cũng sẽ phải bỏ đi các công nghệ cũ khác. Ngay cả vi xử lý Xeon Platinum 8180M 65 luồng, 28 lõi mới và rất tốt của Intel cũng boot như thể nó là chip 16-bit 8086 và vẫn có chế độ 16-bit. Bỏ BIOS và CSM sẽ mở ra cánh cửa loại bỏ hết những chế độ cũ này.
Xem thêm: