Trung Quốc siết chặt việc quản lý phát hành trò chơi điện tử

Mối quan hệ “đầy sóng gió” giữa các nhà quản lý xã hội Trung Quốc với ngành công nghiệp trò chơi điện tử vốn đã chẳng lấy gì làm tốt đẹp đó thậm chí còn trở nên chông gai hơn khi vào tuần trước, chính phủ nước này đã quyết định ban hành thêm một số quy định nhằm thắt chặt hơn nữa việc quản lý phát hành các trò chơi điện tử trên lãnh thổ Trung Quốc.

Cụ thể hơn, chính phủ - cơ quan chịu trách nhiệm phê duyệt tất cả các trò chơi được phép phát hành tại đất nước đông dân nhất thế giới đã ra quy định không cấp phép hoạt động cho bất cứ trò chơi nào có dính đến các yếu tố “máu me, bài bạc” hoặc liên quan đến cốt truyện “cung đấu” vốn rất được ưa chuộng tại Trung Quốc.

Trung Quốc cấm game đánh bài

Nói cách khác, bất kỳ công ty trò chơi nào muốn bán sản phẩm của mình ở Trung Quốc đều cần có giấy phép phát hành, và muốn có giấy phép này thì họ sẽ phải chứng minh được rằng sản phẩm của mình không có chứa những yếu tố bị cấm theo quy định. Chỉ mới vài tháng trước, giới chức Trung Quốc đã phải ra quyết định ngừng cấp giấy phép phát hành để triển khai rà soát và xử lý những trường hợp bị báo cáo vi phạm, đồng thời cũng bắt đầu áp đặt giới hạn thời gian chơi game cho trẻ em.

Hiện tại, Cục Quản lý Báo chí, Xuất bản, Phát thanh, Phim và Truyền hình Nhà nước của quốc gia này đang xem xét đưa ra các quy định chặt chẽ hơn về những trò chơi mà họ sẽ cấp giấy phép, trong đó chắc chắn rằng các game poker (đánh bài) hay bạo lực “đẫm máu” vốn rất được ưa chuộng sẽ không còn được phép hoạt động nữa.

Game cung đấu cũng bị cấm

Theo Gizmodo, điểm mới trong lệnh cấm các cảnh tượng “máu me” trong game lần này đó là việc sẽ bao gồm thêm quy định cấm cả những thứ “trông giống như máu”, như vậy các trò chơi sẽ không thể lách luật bằng cách thay máu bằng những chất lỏng không phải màu đỏ như trước nữa.

Tuy nhiên, lệnh cấm mà nhiều khả năng sẽ tác động trực tiếp và mạnh mẽ ngay lập tức đối với nhiều trò chơi đang hoạt động ở Trung Quốc sẽ là lệnh cấm đối với bài xì tố và mạt chược, với lý do những trò chơi này đã trở thành một hiện tượng xã hội quá phổ biến.

Giám đốc điều hành của Hiệp hội người chơi bài xì tố Hồng Kông (Hong Kong Poker Players Association) nói với tờ South China Morning Post rằng các quy định cấm này sẽ gây ảnh hưởng rất xấu đến những giải đấu poker ở các nước trong khu vực, “vì người chơi tại Trung Quốc sẽ không còn có thể thảo luận về trò chơi này trên mạng xã hội nữa, đồng thời thông tin về các giải đấu cũng sẽ bị hạn chế khá nhiều".

Lệnh cấm nhằm giảm bớt sự hấp dẫn đến mức “gây nghiện” của các trò chơi

Mặt khác, việc cấm các tựa game “cung đấu” lại là quyết định gây ra khá nhiều sự thắc mắc của các nhà quản lý Trung Quốc. Thậm chí nhiều người còn cho rằng cung đấu là một phần thú vị trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, và lệnh cấm có thể tác động tiêu cực đến việc quảng bá hình ảnh, văn hóa cũng như thúc đẩy du lịch ở quốc gia này. Bạn có thể tưởng tượng một tựa game cung đấu dễ thương với cốt truyện như sau: Một trò chơi di động mô phỏng hẹn hò trong đó người chơi đóng vai những người phụ nữ đang cố gắng giành được sự ưu ái của hoàng đế - khá là thú vị. Không ít người đã tỏ ra tiếc nuối trước lệnh cấm của chính phủ.

Các nhà phát triển trò chơi rõ ràng cũng sẽ phải gửi kèm tập lệnh và tài liệu để cơ quan quản lý nhà nước thẩm định nếu muốn trò chơi của mình được phép phát hành. Mặt khác, cơ quan quản lý cũng sẽ đưa ra các chỉ thị, hướng dẫn về những gì nhà phát triển phải làm để giữ cho trò chơi không “đi lệch ra khỏi các tiêu chuẩn đã đề ra”. Lý do chính đằng sau yêu cầu này được cho là để giảm bớt sự hấp dẫn đến mức “gây nghiện” của các trò chơi. Nghiện game là vấn nạn lớn ở Trung Quốc và cũng là một trong những lý do chính khiến chính phủ cũng như các công ty phát hành game lớn như Tencent buộc phải hạn chế thời gian chơi game của trẻ em bằng cách kiểm tra chéo tên của chúng với cơ sở dữ liệu trực tuyến. Ngoài ra, giới chức Bắc Kinh cũng đã không ít lần bày tỏ mối quan tâm về cách các trò chơi đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị lực của trẻ em.

Mortal Kombat 11

Tất cả những điều trên khiến tôi chợt cảm thấy tiếc nuối cho Mortal Kombat 11 - một trong những trò chơi đẫm máu nhưng cũng gây nghiện bậc nhất trong lịch sử loài người, và có lẽ với những quy định mới này, seri Mortal Kombat chắc chắn sẽ phải chia tay với thị trường đông dân nhất thế giới. Trước đây, các nhà phát triển của tựa game đình đám này đã cố gắng gặp gỡ các nhà phát hành game Trung Quốc để bàn về việc đổi màu máu - từ màu đỏ sang màu xám trong phiên bản Mortal Kombat của Super Nintendo và màu đỏ sang màu xanh lục trong Mortal Kombat MK2 trên cùng một giao diện điều khiển. Thế nhưng với quy định mới “cấm tất cả những thứ trông giống máu” như hiện tại, có lẽ Mortal Kombat sẽ sớm phải nói lời chia tay với đất nước tỷ dân nếu các nhà phát triển không đưa ra được phương án nào “thay thế cho máu mà không giống máu” - một nhiệm vụ không hề đơn giản chút nào.

Thứ Tư, 24/04/2019 22:10
52 👨 140
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ