Thời của pin tháo rời trên điện thoại đã hết

Mới đây Apple đã đưa ra lời xin lỗi nhưng thường thì như vậy cũng chẳng đủ. Apple thừa nhận họ đã không nói cách thức và lý do làm chậm iPhone khi pin đã cũ cho người dùng hiểu. Trong khi hầu hết fan Táo sẽ tha thứ và chấp nhận giải pháp thay pin chỉ với $29, vẫn còn những người đòi hỏi cao hơn: thiết kế pin tháo rời trên iPhone.

Có vẻ đây là ý tưởng hay nhưng thực ra lại rất thiển cận. Không phải Apple không thể sản xuất iPhone dùng pin tháo rời nhưng họ không làm vậy. Loại pin này vốn thịnh hành trong những năm 90s đầu 2000. Nhưng có những tính năng khác quan trọng mà chúng ta phải ưu tiên thay vì pin tháo rời.

Thứ nhất, hãy nhìn vào lịch sử. Apple chưa bao giờ sản xuất iPhone có thể dễ dàng tháo pin ra được. Pin luôn được nhét kín bên trong iPhone và nếu muốn tháo ra chỉ có 2 cách:

  • Đi tới các cửa hàng Apple
  • Tự mua dụng cụ và mở ra (đương nhiên là tự chịu mọi rủi ro)

Từ lâu trước khi Steve Jobs bước lên sân khấu Macworld vào tháng 1/2007 để giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên trên thế giới, Apple đã quyết định sẽ không dùng pin tháo rời. Đây là lựa chọn khá mâu thuẫn vào thời gian đó khi mọi điện thoại đều có thiết kế pin tháo rời. Nhưng cuối cùng lại là lựa chọn đúng đắn.

Đừng mong pin tháo rời sẽ quay trở lại
Đừng mong pin tháo rời sẽ quay trở lại

Nhiều hãng sản xuất điện thoại Android đã đưa pin tháo rời lên sản phẩm của mình như một nét khác biệt với iPhone. Nhưng hãy nhìn toàn cảnh thị trường smartphone Android hiện nay mà xem. Bạn sẽ khó mà kể tên chiếc điện thoại Android phân khúc cao cấp nào dùng pin tháo rời (điện thoại giá thấp hay đến từ hãng không tên tuổi thì vẫn có).

Samsung dùng nguyên khối trên cả 2 chiếc điện thoại phân khúc cao cấp của mình là Galaxy S và Galaxy Note trong năm 2014. LG là một trong những công ty cuối cùng từ bỏ pin tháo rời vào năm 2016 với chiếc G5.

Ưu tiên các tính năng khác

Vì sao các công ty lại không dùng pin tháo rời? Nếu bạn là dân công nghệ thì chắc cũng có câu trả lời. Đương nhiên họ không chỉ đơn thuần bắt chước Apple làm gì. Khi chọn không làm một việc gì, đồng thời bạn cũng tạo cơ hội để làm một việc khác. Đó là sự đánh đổi.

Đối với điện thoại cũng vậy. Không dùng pin tháo rời, đổi lại, các hãng sản xuất sẽ có được những điều dưới đây.

  • Nhiều lựa chọn thiết kế hơn: Pin tháo rời rất tiện nhưng chúng giới hạn thiết kế điện thoại. Bạn có thấy điểm tương đồng nào giữa Galaxy S5 và Note 4 không? Chúng đều có phần lưng nhựa và dễ dàng bóc ra để thấy pin.

Như vậy cũng tốt, trừ những ai muốn dùng điện thoại chất liệu khác tốt hơn. Dù Note 4 có khung nhôm, phần thân nhựa với các chấm tròn trông như băng urgo của S5 lại không biết rằng sẽ có xu hướng kết hợp nhựa - nhôm. Samsung chuyển sang kiểu thiết kế này trên S6 vào năm sau và vẫn thành công với sản phẩm của mình.

Thân nhôm nhựa lại không hợp với pin rời chút nào. Dù có thể vẫn làm được - như LG G5 chẳng hạn - nhưng sẽ phải đánh đổi nhiều. Pin nguyên khối mang đến thiết kế mỏng hơn và nếu là pin rời sẽ không thể đẹp bằng khi dùng các chất liệu mới, tốt hơn.

  • Chống nước: Nếu muốn có khả năng sống sót cao hơn khi bị rơi vào nước, dính nước mưa… thì điện thoại càng ít bộ phận mở ra được càng tốt.

Muốn chống nước, bụi xâm nhập thì càng kín càng tốt
Muốn chống nước, bụi xâm nhập thì càng kín càng tốt

Không thể làm được vậy nếu bạn dễ dàng tháo vỏ để nước chui vào. Mà không chỉ nước, nhiều điện thoại còn có khả năng chống bụi nữa.

  • Nhiều không gian cho những thứ khác: Pin tháo rời tốn nhiều không gian hơn trong chiếc điện thoại vốn đã bị nén chặt bao nhiêu linh kiện. Khác pin nguyên khối, loại pin này cần lớp bảo vệ bổ sung để tránh các tác động khiến nó dày thêm. Với điện thoại, vài milimet cũng là quan trọng. Bạn có thể cảm nhận được khi cầm trong tay và cũng chẳng ai lại muốn làm điện thoại dày khi người ta đang đua nhau xem ai làm điện thoại mỏng hơn.

Thay vì tốn chỗ cho pin, nhà thiết kế có thêm cải thiện các tính năng khác như loa, sạc không dây hay cảm biến vân tay…

  • Pin có hình dáng kì lạ: Pin tháo rời thường chỉ có hình vuông hoặc hình chữ nhất để dễ tháo, lắp. Nhưng nếu biết chút ít về thiết kế pin, bạn sẽ biết rằng pin điện thoại đang cố gắng giữ được nhiều điện hơn với các thiết kế khác.

Ví dụ như LG G2 sử dụng pin theo dạng bậc thang, xếp nhiều pin hơn và tạo thành các góc vòng cung thay vì đường thẳng. iPhone X thì dùng pin dạng chữ L. Pin tháo rời với hình dáng truyền thống không thể cung cấp được nhiều điện như những loại nói trên.

Đã đến lúc nói lời tạm biệt

Việc bạn muốn dùng pin tháo rời cũng dễ hiểu thôi. Chẳng cần phải nâng cấp khi điện thoại cũ vẫn dùng tốt và nếu muốn chỉ cần tháo ra thay pin là xong, thậm chí là mang vài cục đi theo dự phòng mà không phải chờ sạc. Apple cũng chẳng gặp phải rắc rối như họ đã gặp phải.

Nhưng cũng như sự ra đi của PS/2, đĩa mềm, giắc cắm tai nghe… đến lúc công nghệ phải bước lên phía trước và để lại một số thứ phía sau. Bị giới hạn bởi thiết kế và công nghệ, pin tháo rời chỉ dùng được ở thời điện thoại còn dày cộp và không nhiều tính năng như ngày nay.

Xem thêm:

Thứ Ba, 02/01/2018 11:01
3,73 👨 661
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Bình luận công nghệ