Tất cả những thông tin thú vị về Fuchsia, hệ điều hành mới của Google

Hệ điều hành Fuchsia của Google hiện đang chạy trên các thiết bị do Google sản xuất, cụ thể là Nest Hub thế hệ đầu tiên.

 Fuchsia, hệ điều hành mới của Google

Fuchsia OS là gì?

Fuchsia là một khối mã được cho là khởi đầu của một hệ điều hành hoàn toàn mới, hiện đang được lưu trữ trên kho mã nguồn của Google và GitHub.

Vào ngày 25 tháng 5 năm 2021, Google cho biết, một bản cập nhật đang bắt đầu được triển khai cho chủ sở hữu của Nest Hub thế hệ đầu tiên, được phát hành lần đầu vào năm 2018. Bản cập nhật này sẽ không thay đổi bất kỳ chức năng nào của Nest Hub, tuy nhiên, màn hình thông minh sẽ chạy Fuchsia OS thay vì Cast OS dựa trên Lunix mà nó đã sử dụng trước đây.

Hệ điều hành mới có giao diện như thế nào?

Trên thực tế, trải nghiệm với Nest Hub về cơ bản giống nhau, vì trải nghiệm màn hình thông minh của Google được xây dựng bằng Flutter, được thiết kế để mang các ứng dụng lên nhiều nền tảng, trong đó có Fuchsia.

Theo dõi sự phát triển của Fuchsia kể từ năm 2016, bắt đầu từ giao diện người dùng thử nghiệm đầy tham vọng đến việc chạy trên nhiều thiết bị thử nghiệm nội bộ của Google cho Fuchsia, bao gồm toàn bộ dòng smart home của Google và Chromebook. Kể từ đó, hệ điều hành đã dần dần phát triển và thậm chí, gần đây đã bắt đầu một lịch trình phát hành ổn định .

Đầu tháng này, 9to5google đã phát hiện thấy Google Nest Hub thế hệ đầu tiên đang chạy bản phát hành Fuchsia 1.0 đầu tiên khi nó nhận được sự chấp thuận mới từ Bluetooth SIG. Điều này cho thấy Google đang mở rộng Fuchsia từ quy trình thử nghiệm nội bộ sang một thứ gì đó công khai hơn.

Vào thời điểm đó, 9to5google cho rằng đây có thể là một cách để các nhà phát triển dễ dàng dùng thử hệ điều hành mới, nhưng tại Hội nghị Google I/O, Google đã công bố nhiều kế hoạch lớn hơn.

Bản cập nhật dựa trên Fuchsia cho Nest Hub sẽ được tung ra trong những tháng tới, bắt đầu từ những bản cập Preview Program, trước khi được triển khai rộng rãi hơn.

Giao diện và trải nghiệm sẽ không thay đổi, nên người dùng Nest Hub có thể sẽ không nhận ra họ đã được sang hệ điều hành Fuchsia. Điều này cho thấy Google dường như thận trọng triển khai kế hoạch này vì việc chuyển đổi hệ điều hành không phải là một bản cập nhật đơn giản.

Bản phát hành lần này đánh dấu bước công khai lớn nhất của Google đối với Fuchsia khi một người dùng bình thường có thể sử dụng hệ điều hành này. Bằng cách thử nghiệm thực tế trên các thiết bị thực, Google có thể chứng minh rằng hệ điều hành “không phải Linux” từ đầu của họ đã sẵn sàng để sử dụng trong smart home như một bản thay thế cho Cast OS. Hiện tại, vẫn chưa rõ liệu Google có ý định chuyển các thiết bị dựa trên hệ điều hành Cast khác sang Fuchsia hay không.

Mục đích của Fuchsia OS là gì?

Như vậy, smart home chỉ là một trong nhiều con đường mà Google đã khám phá cho Fuchsia, với hệ điều hành được thiết kế để có khả năng cung cấp năng lượng cho cả máy tính để bàn và điện thoại thông minh, ngay cả khi chạy các ứng dụng Android. Theo đề xuất của Hiroshi Lockheimer của Google vào năm 2019, smart house có thể là điểm khởi đầu cho Fuchsia trên các thiết bị do Google sản xuất và hơn thế nữa .

“Nó không chỉ là điện thoại và PC. Trong thế giới IoT, ngày càng có nhiều thiết bị yêu cầu hệ điều hành…Tôi nghĩ rằng có rất nhiều chỗ cho nhiều hệ điều hành với các điểm mạnh và chuyên môn khác nhau. Fuchsia là một trong số đó và vì vậy, hãy chú ý theo dõi” - Hiroshi Lockheimer, Google SVP của Android, Chrome/OS, Play và Photos – cho biết.

Liệu Fuchsia có thay thế Android

Để cài Fuchsia cần những gì?

Để cài Fuchsia lên một thiết bị, chúng ta cần 2 máy tính: 1 máy chủ (host) và 1 máy đích (target).

Ngoài ra, chế độ developer trên Chrome OS cũng phải bật lên để boot được USB. File cài trên USB sẽ bị huỷ ngay sau khi bạn cài xong!

Mới đây, Google đã thử nghiệm Fuchsia OS trên Pixelbook, một thiết bị có mối liên hệ với các hệ thống nhúng và các PC loại nhỏ chip Intel và Chromebook, các tài liệu hướng dẫn cài đặt liên quan cũng được công bố khiến cộng đồng mạng vô cùng thích thú.

Thứ Năm, 27/05/2021 17:00
52 👨 2.102
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ