Tin xấu cho các nhà báo: Robot đang ngày càng có khả năng “giật tít” tốt hơn

Báo chí, nhìn chung, chưa bao giờ là một lĩnh vực đơn giản. Để cho ra được một bài báo, tác giả phải mất đến hàng giờ nghiên cứu, phân tích thông tin và diễn giải sao cho thật trôi chảy cũng như mạch lạc qua từng câu chữ. Thế nhưng khó khăn không chỉ dừng lại ở đó, người viết còn phải biết cách đặt tiêu đề ra sao để tác phẩm của mình được độc giả đón nhận tích cực hơn, trong khi vẫn phải đảm bảo tính trung thực - một phạm trù thuộc về đạo đức nghề nghiệp.

Trước đây, không ít các nhà báo đã lên tiếng chế giễu ý tưởng về một hệ thống AI có khả năng thực hiện công việc của họ, mà thậm chí còn có thể làm tốt hơn họ. Thế nhưng nhìn vào thực tế phát triển của công nghệ trí tuệ nhân tạo như hiện nay, có lẽ các nhà báo nên bắt đầu cảm thấy lo lắng cho sự nghiệp của mình. Các mô hình AI hiện đã có thể thu thập thông tin về sự kiện, sau đó tự mình phân tích, tổng hợp và viết ra những bài báo cáo ngắn, đơn giản, và đặc biệt nó có thể “xuất bản bài viết với tần suất chóng mặt” - mức năng suất mà những cây bút bằng da bằng thịt không bao giờ có thể đạt được. Tuy nhiên, điểm yếu lớn nhất đối với các mô hình AI viết báo hiện nay đó là tính sáng tạo chưa cao. Trên thực tế, các “nhà báo AI” đã thất bại hoàn toàn trong việc sáng tác những bài báo lấy con người làm trung tâm, loại văn xuôi đòi hỏi tính sáng tạo cao cũng như cách thức sử dụng ngôn từ linh hoạt, uyển chuyển, có thể khiến độc giả bị cuốn hút từ đầu đến cuối.

Báo chí chưa bao giờ là một lĩnh vực đơn giản.

Thế nhưng điều này sẽ sớm thay đổi.

Primer, một công ty có tiếng trong lĩnh vực AI, gần đây đã phát triển thành công một công cụ có khả năng viết tiêu đề cho các bài báo ngắn, tin vắn trông khá giống như được sáng tác bởi các cây bút chuyên nghiệp, đang làm việc cho những tờ báo lớn. Những “tác phẩm” này chưa phải là hoàn hảo 100%, nhưng nhìn chung các ví dụ mà nó đưa ra thường khá tốt, phù hợp với nội dung tổng thể của bài viết.

 Robot đang ngày càng có khả năng “giật title” tốt hơn

Kaveh Waddell, một chuyên gia tới từ trang tin công nghệ Axios, là người chịu trách nhiệm giám sát các tác phẩm của robot Primer. Ông Kaveh Waddell đã yêu cầu Primer cho robot tạo các bài viết mới dựa trên dữ liệu đã được đưa ra trong quá khứ. Những tiêu đề mà nó chọn tất cả đều đến từ những bài viết trên Axios trước đó, ngoại trừ phần cuối cùng, đó là tác phẩm mà Waddell viết cho The Atlantic, bao gồm:

  • Uncovering secret government AI (Link tham khảo: www.axios.com/ai-surveillance-facial-recognition-secret-705b746b-43fa-4e1b-9866-96ef9c32d580.html).
  • The AI acquisitions war (Link tham khảo: www.axios.com/ai-acquisitions-war-79ee3c6a-dcab-40d2-b574-0d2646fe4a46.html
  • The AI sharecroppers (Link tham khảo: www.axios.com/the-ai-sharecroppers-b316d333-ce00-47a1-afd5-219d6138461e.html)
  • The desperate search for Lebanon’s mass graves (Link tham khảo: www.theatlantic.com/international/archive/2018/04/lebanon-civil-war-burial-missing/558632/)

Từ nguồn dữ liệu là các bài báo trên, mô hình AI của Primer đã đưa ra được một vài ý tưởng “viết lách” của riêng mình. Kết quả cho thấy 2 tiêu đề đầu tiên mà AI đưa ra không được ổn cho lắm. Tuy nhiên đối với 2 trường hợp cuối cùng, mô hình AI này đã thể hiện cực kỳ xuất sắc, nó đã tạo ra được những tiêu đề mà hầu hết các vị tổng biên tập sẽ không ngần ngại mà cho xuất bản ngay lập tức.

  • AI and surveillance
  • The AI companies since 2010, carving out another front in the nonstop war
  • The new “sharecroppers”
  • The missing memories of Beirut

Theo đánh giá của Kaveh Waddell, tiêu đề đầu tiên khá tẻ nhạt, không có điểm nhấn và hoàn toàn không đáng tin cậy chút nào. Tiêu đề này không đến nỗi bỏ đi, nhưng theo Waddell, hầu hết các cây bút trẻ đều có khả năng đặt được tiêu đề tốt hơn nhiều với nội dung như vậy. Còn đối với các tác giả giàu kinh nghiệm, họ thậm chí còn có thể đưa ra một tiêu đề tốt hơn rất nhiều chỉ bằng một suy nghĩ thoáng qua mà thôi!

Trường hợp thứ hai đã hoàn toàn trượt ra ngoài trọng tâm cũng như mục đích của việc đặt tiêu đề. Nó dài, khó hiểu, và đương nhiên không hề hấp dẫn chút nào.Robot đang dần bắt kịp con người

Tuy nhiên, ở 2 trường hợp cuối cùng, công bằng mà nói thì mô hình AI của Prime đã thực sự làm rất tốt, không thua kém gì so với những cây bút chuyên nghiệp. Trong một ngành “công nghiệp” báo chí online đang cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, tiêu đề là một yếu tố đóng vai trò đặc biệt quan trọng - nó phải đủ hấp dẫn để lôi kéo một cú nhấp chuột từ phía độc giả, nhưng đồng thời cùng phải đảm bảo tính xác thực, không được xa rời với nội dung tác phẩm, cũng như không được gây hiểu lầm “nguy hiểm” đối với những người chỉ thích “đọc title”. Thật ngạc nhiên khi hiện robot có thể tạo ra được nhưng tiêu đề chuẩn đến vậy.

Để đào tạo cho mô hình AI cách sáng tạo tiêu đề, Primer đã phải sử dụng đến hơn một triệu tiêu đề và tin tức khác nhau. Nhờ vậy, mô hình có thể học được cách thiết lập cũng như xâu chuỗi các chuỗi từ tốt nhất có thể, dựa trên dữ liệu đào tạo trước đó. Tiếp theo, các chuyên gia sẽ tiến hành đánh giá những ví dụ do AI tạo ra so với bản gốc (được con người viết ra) trong một bài kiểm tra được được gọi là “headline Turing test”. Thành công hiện tại mà Primer đạt được với mô hình AI của mình là rất đáng ghi nhận.

Robot sẽ thay thế con người?

Cho đến nay, việc hiểu và tạo ra ngôn ngữ sao cho mạch lạc, tự nhiên, lấy con người làm trung tâm vẫn còn là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất đối với AI. Đọc đến đấy các nhà báo (bao gồm cả tôi) có thể thở phào nhẹ nhõm vì có lẽ chưa bị AI cướp mất việc trong thời gian tới. Tuy nhiên, khoảng cách về trình độ viết lách giữa AI và con người đang ngày càng thu hẹp nhanh chóng hơn bao giờ hết. Sau tất cả, có lẽ chúng ta nên học cách viết mã, thay vì viết báo như hiện nay.

Thứ Tư, 22/05/2019 17:22
4,85 👨 250
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Trí tuệ nhân tạo (AI)