Với hầu hết mọi người, Google là một trợ thủ đắc lực giúp họ giải đáp mọi thắc mắc. Tuy nhiên, không phải điều gì chúng ta cũng nên hỏi "chị Google", đôi khi công cụ hữu ích này có thể không hữu ích như chúng ta tưởng.
Dưới đây là những điều bạn không nên tìm kiếm trên Google.
Mục lục của bài viết
1. Các triệu chứng sức khỏe
Hiện nay có rất nhiều trang web chuyên về các vấn đề sức khỏe nhưng hầu hết chúng không được quản lý bởi các chuyên gia y tế.
Ngoài ra, việc tra cứu các triệu chứng, vấn đề của sức khỏe trên Google không thể giúp bạn xác định nguyên nhân và cách chữa trị chính xác mà ngược lại còn khiến bạn lo lắng hơn.
Vì vậy, nếu có bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe, hãy đến khám tại các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín chứ không nên hỏi "Bác sĩ Google".
2. Các hình thức phạm tội
Có thể vì tò mò mà nhiều người lên mạng tìm hiểu thông tin về các hình thức phạm tội, ví dụ như “cách chế tạo bom” chẳng hạn mà không hề biết rằng điều này có thể khiến bản thân rơi vào "tầm ngắm".
Thực tế các loại tìm kiếm này luôn được các cơ quan kiểm soát ma túy và an ninh theo dõi. Việc bạn tò mò và tìm kiếm về chủ đề này sẽ khiến địa chỉ IP của bạn có thể xuất hiện trong cơ sở dữ liệu của họ.
3. Harlequin ichthyosis
Đây là một căn bệnh di truyền nguy hiểm hiếm gặp trên thế giới. Căn bệnh này khiến da của những đứa trẻ mới sinh ra được bao bọc bởi những mảng da dày màu trắng, ngăn cách bởi những vết nứt sâu.
4. Fournier
Fournier là biệt danh của Evan Fournier, một cầu thủ bóng rổ của Orlando Magic. Fournier cũng là một từ tiếng Pháp cổ nhưng đồng thời đây cũng là tên của một loại hoại tử ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục.
5. Sinh đẻ
Qua phim ảnh, chúng ta biết được rằng vượt cạn là một việc đau đớn và nguy hiểm. Nhưng trên thực tế, quá trình sinh nở thực sự còn đáng lo ngại hơn gấp trăm lần ở trong phim. Nhiều cô gái thậm chí sau khi xem còn sợ hãi và không muốn có con. Vì vậy, nếu bạn có tò mò cũng không nên cố gắng tìm kiếm điều này.
6. Google
Việc tìm kiếm này sẽ chẳng mang lại cho bạn bất cứ lợi ích gì bởi nó sẽ xảy ra hiện tượng được gọi là vòng lặp vô hạn. Và việc tìm kiếm này chỉ khiến bạn tốn thời gian mà thôi.
7. Blue waffle
Nếu đang bật tính năng Google Safe Search (tìm kiếm an toàn với Google), khi tìm kiếm cụm từ “blue waffle” bạn sẽ nhận được kết quả là những hình ảnh của chiếc bánh quế (waffle) màu xanh việt quất.
Nhưng nếu tắt tính năng Google Safe Search bạn sẽ nhận được những hình ảnh kinh khủng bởi trên thực tế blue waffle là những hình ảnh được photoshop dựa trên một chứng bệnh viêm âm đạo lây qua đường tình dục.
8. Trypophobia
Trypophobia là hội chứng sợ lỗ. Khi nhìn thấy hình ảnh về những cái lỗ nhỏ xếp gần nhau những người mắc hội chứng này sẽ cảm thấy bứt rứt, khó chịu, thậm chí buồn nôn. Ngay cả những người không mắc hội chứng Trypophobia mà nhìn thấy những hình ảnh Google trả kết quả khi tìm kiếm bằng từ khóa này cũng cảm thấy nổi da gà. Vì vậy, dù tò mò bạn cũng cân nhắc thật kỹ trước khi gõ từ khóa này trên Google nhé.
9. Tên và địa chỉ email của bạn
Trong thời đại Internet, việc xâm phạm quyền riêng tư của người dùng ngày càng trở nên phổ biến. Nếu bạn cố gắng tìm kiếm tên hoặc địa chỉ email của mình trên Google, có thể bạn sẽ nhận được một số kết quả khó chịu như những thông tin sai sự thật, những bức ảnh xấu… khiến bạn phiền lòng.
10. Ung thư
Ung thư có rất nhiều dạng, các triệu chứng của chúng rất phổ biến và thường gặp nên rất dễ bị nhầm lẫn với các tình trạng thông thường vô hại khác như suy nhược, buồn nôn, chóng mặt… Vì vậy, rất nhiều người sẽ nhầm tưởng bản thân mắc bệnh ung thư khi đọc các triệu chứng này và hoảng sợ, ám ảnh tâm lý. Thậm chí có nhiều người đã đi khám, kiểm tra dù không phát hiện gì bất thường vẫn bị ám ảnh.