Google không phải là 'bác sĩ', đừng tra Google để tìm hiểu triệu chứng bệnh nữa

Hiện nay, không ít người tự chuẩn đoán bệnh của bản thân qua các thông tin tìm kiếm trên mạng. Điều này là một sai lầm chết người bởi hầu như các kết quả tìm kiếm trên mạng đều không đúng, có thể khiến bạn lầm tưởng về tình trạng sức khỏe của bản thân.

Ví dụ, các thông tin trên mạng có thể khiến người dùng lầm tưởng triệu chứng đau bụng quặn từng cơn là do viêm ruột thừa, bệnh cảm lạnh thông thường do nhiễm khuẩn trong khi nó là do virus và kháng sinh không có tác dụng.

"Bác sĩ" Google

Tại sao thông tin trên Google có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng chẩn đoán bệnh?

Việc tra triệu chứng bệnh trên Google quá nhiều sẽ dẫn đến hai vấn đề:

  • Một là bạn đánh giá quá thấp các triệu chứng, từ đó khiến tình trạng bệnh càng nặng hơn.
  • Thứ hai, bạn phóng đại triệu chứng khiến việc dùng thuốc và chữa trị bị sai.

Ngoài ra, việc này còn khiến bạn lo lắng quá mức rằng bạn đang bị bệnh, triệu chứng này được gọi là "tình trạng lo âu về sức khỏe" hay còn có một tên khác là hypochondriasis (bệnh hoang tưởng).

Trong trường hợp không mắc bệnh hoang tưởng thì nhiều người cũng sẽ cảm thấy lo lắng cho tình trạng sức khỏe của mình do những thông tin chúng ta tìm được quá nhiều. Tất nhiên, có những thông tin về y khoa trên mạng rất chính xác nhưng phần lớn còn lại thì không. Điều này khiến bạn luôn cảm thấy lo lắng, ảnh hưởng tới cuộc sống. Tình trạng này được đặt tên là "cyberchondria".

Tìm kiếm thông tin về bệnh trên Internet
Ảnh minh họa: Internet.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc tự chẩn đoán về tình trạng sức khỏe từ thông tin trên mạng chỉ hiệu quả đối với những triệu chứng nhỏ hoặc không tồn tại mà thôi.

Dưới đây là một số mẹo giúp bạn tìm kiếm những thông tin về y khoa chính xác, tránh đọc những thông tin xấu.

  • Tìm đọc những bài viết có đường dẫn đến bài nghiên cứu gốc hoặc có trích dẫn từ các nghiên cứu lâm sàng về vấn đề nó nhắc tới.
  • Đọc toàn bộ báo cáo hoặc phần tóm tắt của các nghiên cứu lâm sàng, có thể nội dung đó sẽ bổ trợ cho vấn đề trong bài viết.
  • Các bài viết được viết bởi chuyên gia về chủ đề đó hoặc có trích dẫn từ chuyên gia thường đáng tin cậy hơn.
  • Kiểm tra thông tin được đưa ra trong bài viết đã được thẩm định bởi các chuyên gia y tế trong lĩnh vực phù hợp chưa nhằm xác thực tính chính xác của chúng.
  • Kiểm tra ngày đăng, ngành dinh dưỡng và y khoa có tốc độ phát triển rất nhanh nên tốt nhất hãy tìm những nghiên cứu không quá 05 năm.
  • Tìm kiếm thông tin trên các trang web đáng tin cậy của chính phủ như Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh và Viện Y tế Quốc gia.

Tóm lại, mạng Internet không thể trở thành bác sĩ giúp bạn giải đáp các thắc mắc về sức khỏe. Vì vậy, nếu cảm thấy sức khỏe có vấn đề hãy đi đến bệnh viện, phòng khám để được chẩn đoán chính xác về tình trạng của mình. Hiện nay có rất nhiều bệnh viện có dịch vụ tư vấn y khoa trực tuyến, các bạn có thể sử dụng nếu không có thời gian đến khám trực tiếp.

Thứ Sáu, 08/11/2019 11:08
55 👨 1.539
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ