NASA phóng hai vệ tinh siêu nhỏ nghiên cứu các cực của Trái đất

Cuối tuần này sẽ là thời điểm bận rộn của NASA với hàng loạt các vụ phóng vệ tinh quan trọng. Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ sẽ không chỉ thử lần phóng đầu tiên của phi hành đoàn Boeing Starliner (được lên kế hoạch vào Thứ Bảy, ngày 1 tháng Sáu) sau một loạt sự chậm trễ, mà còn phải hoàn tất giai đoạn hai của một sứ mệnh mới có tên PREFIRE (Polar Radiant Energy in the Far-InfraRed Experiment), với mục tiêu thu thập dữ liệu nhiệt lượng mà các cực của Trái đất giải phóng vào không gian, từ đó nâng cao khả năng dự báo biến đổi khí hậu.

Sứ mệnh PREFIRE của NASA sẽ lấp đầy khoảng trống trong hiểu biết của chúng ta về hệ Trái đất, cung cấp cho các nhà khoa học một bức tranh chi tiết về mức độ ảnh hưởng của các vùng cực của Trái đất đến lượng năng lượng mà hành tinh chúng ta hấp thụ và giải phóng vào không gian”, Karen St. Germain, giám đốc Ban Khoa học Trái đất của NASA, cho biết trong một tuyên bố. “Dữ liệu thu được sẽ cải thiện khả năng dự đoán về tình trạng mất băng biển, băng tan và mực nước biển dâng, mang đến sự hiểu biết tốt hơn về việc hệ thống hành tinh của chúng ta sẽ thay đổi như thế nào trong những năm tới”.

Sứ mệnh bao gồm hai vệ tinh nhỏ gọi là CubeSats, có kích thước chỉ bằng một chiếc hộp đựng giày. Mỗi vệ tinh có một thiết bị gọi là máy quang phổ hồng ngoại nhiệt sẽ hiển thị nhiệt phát ra từ các cực. Vệ tinh đầu tiên trong số này đã được phóng vào Thứ Bảy tuần trước, ngày 25 tháng 5, trong khi vệ tinh thứ hai sẽ được phóng vào Thứ Bảy tuần này, ngày 1 tháng Sáu. Cả hai vụ phóng đều sẽ sử dụng tên lửa Rocket Lab Electron để đưa vệ tinh lên quỹ đạo. Giống như CubeSat đầu tiên, vệ tinh thứ hai sẽ phóng từ Tổ hợp phóng 1 của Rocket Lab ở Māhia, New Zealand.

Hệ thống lạc với vệ tinh CubeSat đầu tiên đã được thiết lập, vì vậy sau khi chiếc thứ hai được phóng, sẽ có khoảng thời gian 30 ngày để kiểm tra xem mọi thứ có hoạt động chính xác hay không trước khi đi vào giai đoạn triển khai chính thức.

Như đã đề cập, với PREFIRE, NASA muốn tìm hiểu xem các đám mây, độ ẩm hoặc sự tan chảy của băng thành nước ảnh hưởng như thế nào đến sự mất nhiệt từ các cực. Cho đến nay, mô hình mà các nhà khoa học về biến đổi khí hậu sử dụng để đánh giá sự mất nhiệt đều dựa trên lý thuyết chứ không phải quan sát thực tế.

Các vệ tinh PREFIRE có thể nhỏ, nhưng sẽ giúp thu hẹp lỗ hổng lớn trong kiến ​​thức của chúng ta về ngân sách năng lượng của Trái đất. Những quan sát của vệ tinh sẽ giúp cải thiện khả năng mô phỏng mực nước biển dâng trong tương lai và xu hướng biến đổi khí hậu ở hai cực sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các hệ thống thời tiết trên khắp hành tinh.

Thứ Bảy, 08/06/2024 23:38
31 👨 69
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ