Hoa Kỳ có thể đặt ra hàng loạt giới hạn đối với chip bán dẫn của Hàn Quốc nhưng sản xuất tại Trung Quốc

Tham vọng thống trị ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc trong vài năm trở lại đây đã khiến Hoa Kỳ không thể ngồi yên. Chính quyền tổng thống Joe Biden đang có kế hoạch hạn chế số lượng chip tiên tiến của các công ty Hàn Quốc nhưng được sản xuất tại Trung Quốc nhằm “cô lập” một phần nào đó ngành công nghiệp sản xuất chất bán dẫn của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Động thái này được sự báo sẽ tác động mạnh đến những gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc như Samsung và SK Hynix. Đây đều là các công ty đã và đang có những khoản đầu tư đáng kể vào Trung Quốc.

Theo báo cáo của Reuters, Thứ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ về Công nghiệp và An ninh, Alan Estevez nói rằng Washington có thể sẽ đặt ra thêm một số giới hạn nghiêm ngặt hơn đối với số lượng chip xử lý mà các công ty Hàn Quốc có thể sản xuất tại các dây chuyền đặt ở Trung Quốc. Tuy nhiên thông tin chi tiết về các hạn chế mới vẫn chưa được tiết lộ.

Hàn Quốc là quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất chip nhớ với tổng giá trị thị trường ước đạt hơn 70 tỷ USD. Ngành công nghiệp bán dẫn của Hàn Quốc chủ yếu được thúc đẩy bởi hai trong số các nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới là Samsung Electronics và SK Hynix. Cả hai công ty này điều đã đầu tư hàng tỷ đô la vào các cơ sở sản xuất chính của mình ở Trung Quốc trong những năm qua.

Cụ thể, Samsung Electronics hiện đang vận hành hai cơ sở sản xuất chính tại Trung Quốc, một cho NAND (bộ nhớ flash) đặt tại Tây An và một cho DRAM (Dynamic Random Access Memory) có trụ sở ở Tô Châu. Ngoài ra, Samsung cũng đã thành lập ba trung tâm R&D tiên tiến tại Trung Quốc, thậm chí nhiều hơn tại quê nhà Hàn Quốc. Nhà máy Samsung Tây An hiện chiếm 42,5% tổng sản lượng NAND của Samsung và 15,3% công suất toàn cầu. Đây cũng là khoản đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của gã khổng lồ công nghệ xứ Kim Chi, với chi phí ban đầu lên tới 7 tỷ USD chỉ riêng cho cơ sở hạ tầng sản xuất.

SK Hynix mặc dù không có trung tâm R&D ở Trung Quốc, nhưng lại nắm trong tai hàng loạt các cơ sở sản xuất chip nhớ DRAM và NAND quy mô cực lớn ở Vô Tích, Trùng Khánh và Đại Liên. Nhà máy tại Vô Tích hiện chịu trách nhiệm sản xuất hơn 40% chip DRAM của công ty. Ngoài hai ông lớn công nghệ này, còn có nhiều doanh nghiệp bán dẫn và công ty khởi nghiệp khác của Hàn Quốc đã, đang và sẽ có kế hoạch thành lập cơ sở sản xuất tại Trung Quốc.

Hoa Kỳ có thể đặt ra hàng loạt giới hạn đối với chip bán dẫn của Hàn Quốc nhưng sản xuất tại Trung Quốc

Ở phía đối diện, Trung Quốc cũng là thị trường lớn nhất của các công ty bán dẫn Hàn Quốc. Theo dữ liệu từ Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc, Trung Quốc đại lục và Hồng Kông chiếm khoảng 60% sản lượng xuất khẩu chất bán dẫn của quốc gia này. Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra đã đẩy Hàn Quốc vào thế tiến thoái lưỡng nan.

Nếu Hoa Kỳ quyết tâm với kế hoạch trên, rõ ràng hàng loạt công ty Hàn Quốc sẽ phải đối mặt với những tổn thất nghiêm trọng, dẫn đến viễn cảnh nền kinh tế quốc gia rơi vào suy thoái như một hệ quả tất yếu. Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Hàn Quốc cho biết cho đến nay, vẫn chưa có bất cứ cuộc thảo luận chính thức nào giữa Hàn Quốc và Hoa Kỳ về việc đặt ra giới hạn về công nghệ và sản lượng sản xuất chất bán dẫn tại Trung Quốc.

Tuy vậy, cả hai quốc gia đều đã đạt được thống nhất không để các biện pháp trừng phạt và chính sách chung ảnh hưởng đến những khoản đầu tư hiện tại và tương lai của các công ty Hàn Quốc tại Trung Quốc. Tháng 10 năm ngoái, cả Samsung Electronics và SK Hynix đều được miễn trừ một năm khỏi các hạn chế xuất khẩu của Hoa Kỳ. Nước này hiện đang lên kế hoạch tham gia một cuộc thảo luận với chính quyền Joe Biden để gia hạn lệnh miễn trừ.

Thứ Bảy, 25/02/2023 17:07
31 👨 203
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ