Trong các phòng khám, bác sĩ rất dễ bị quá tải khi bệnh nhân quá nhiều dẫn tới thiếu chính xác, mắc sai sót khi chẩn đoán. Nhưng AI DeepMind của Google có thể giảm thiểu vấn đề này với khả năng chẩn đoán chính xác tới hơn 50 căn bệnh có ảnh hưởng tới thị lực chỉ trong vài giây.
Nỗi sợ rằng công nghệ và trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế và làm nhiều người mất việc từng là khái niệm xa vời nhưng khi machine learning và rô-bốt ngày càng phát triển thì mối quan ngại ấy càng trở nên rõ ràng.
Không nghi ngờ gì rằng rô-bốt có thể thay thế nhiều nhân công trong các dây chuyền sản xuất nhưng một công việc tưởng như chỉ con người mới có thể làm vì đòi hỏi trực giác, kiến thức, kinh nghiệm và khả năng chú ý tới tiểu tiết - công việc của bác sĩ - nay cũng được AI chứng minh.
Google đang ngày càng hoàn thiện DeepMind khi AI dựa trên mạng trí tuệ nhân tạo nổi tiếng đã đánh bại kì thủ cờ vây này giờ còn có thể chuẩn đoán bệnh. Hợp tác với Moorfields Eye Hospital, Google tuyên bố rằng DeepMind giờ đã có thể chẩn đoán hơn 50 bệnh có khả năng đe dọa thị giác với độ chính xác của các bác sĩ hàng đầu thế giới.
Nhóm DeepMind nói trên blog, bác sĩ dù tài giỏi tới mức nào cũng chỉ là con người và sẽ mất nhiều thời gian để xem qua các bản scan mắt và chẩn đoán rất nhiều bệnh. Nhưng nhóm DeepMind nói rằng AI của Google có thể chụp cắt lớp quang học (OCT) chỉ trong vài giây.
OCT là công nghệ được sử dụng phổ biến để phát hiện bệnh về mắt nhưng việc đọc bản scan rất mất thời gian. Nếu thuật toán có thể hỗ trợ các bác sĩ thì sẽ là việc rất tốt.
Một ví dụ chẩn đoán của hệ thống. Ảnh: UCL, Moorfields, DeepMind.
Tuy vậy, cũng như với xe tự lái, để máy tính đưa ra kết luận đôi khi sẽ dẫn tới các đánh giá chết người. Các nhà nghiên cứu tại DeepMind có sử dụng một số cách để giảm thiểu vấn đề này. Thứ nhất là không dựa vào một thuật toán mà dùng một nhóm thuật toán để kiểm tra chéo. Thứ hai là không đưa ra một câu trả lời duy nhất cho mỗi chẩn đoán mà đưa ra các phân tích và mức độ tự tin về khả năng chính xác. Nó cũng chỉ ra cách xác định từng phần trên mắt bệnh nhân để bác sĩ có thể phân tích sau. Quan trọng nhất là nó không phải công cụ chẩn đoán trực tiếp mà chỉ được dùng để xác định bệnh nhân nào cần điều trị trước.
Dù thông tin này khiến bạn thấy thú vị thì cũng đừng quá lo lắng/vui mừng vì dù kết quả rất hứa hẹn, không có gì chắc chắn là DeepMind và các công nghệ tương tự có thể được sử dụng trong môi trường thực tế. AI và các công nghệ mới vẫn còn phải chờ thời gian trả lời cho đến khi được sử dụng.
Xem thêm: