Đây là lý do vì sao người dùng thường không muốn trả tiền mua ứng dụng

"Tại sao nhiều người sẵn sàng chi 4 đô-la mua một túi khoai tây chiên hay uống một ly StarBucks sang chảnh nhưng luôn từ chối chi 1 đô-la cho ứng dụng trên điện thoại?" - câu hỏi được đưa ra trên Quora - một trang web dịch vụ hỏi đáp (Q&A) được tạo lập, trả lời và biên tập bởi cộng đồng những người sử dụng.

Trả lời bởi Balaji Viswanathan, PM tại Black Duck Software, trên Quora.

Đây là lý do vì sao người dùng thường không muốn trả tiền mua ứng dụng

Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu sơ qua một chút về hiện tượng tâm lý học quan trọng được gọi là: hiệu ứng mỏ neo (anchoring). Hiệu ứng mỏ neo có thể hiểu đơn giản là yếu tố làm chúng ta quyết định một vấn đề nào đó (cụ thể ở đây là mua hàng) dựa vào luồng thông tin xuất hiện đầu tiên và từ đó lấy làm cột mốc để so sánh và đối chiếu. Chúng ta thường có những kỳ vọng ngầm định về thứ phải chi trả (bị ảnh hưởng bởi môi trường) và đối chiếu giá với những mỏ neo.

Một ví dụ về phần mềm, khi có nhiều sản phẩm có thể đưa sản phẩm có mức giá cao nhất lên trên cùng. Người dùng sẽ bị "neo" ở phần mềm có giá cao nhất. Khi họ xem tiếp các ứng dụng tương tự, họ sẽ so sánh với sản phẩm đầu tiên và giảm nhu cầu dựa theo nó, từ đó ứng dụng họ mua cũng sẽ tiệm cận hơn. Ngược lại, nếu đưa ứng dụng miễn phí lên đầu, người dùng cũng sẽ giảm nhu cầu xung quanh gói free và dĩ nhiên họ sẽ mua ứng dụng rẻ hơn.

App

Trái với những gì mà một số người đã đề cập, sự khác biệt không phải là hữu hình. Mọi người phải trả một khoản tiền khổng lồ để mua phần mềm và đó là lý do tại sao các công ty phầm mềm lại quá "lớn" và thu lợi nhuận cao. Nếu mọi người không dành quá nhiều tiền để mua những hàng hóa vô hình thì Microsoft, Intuit, Oracle và Adobe sẽ không hoạt động. Sự khác biệt đó chính là hiệu ứng mỏ neo.

Chính vì thế, yếu tố quyết định giá trị của một dòng sản phẩm chính là hiệu ứng mỏ neo của người dùng. Trên thực tế, đã có rất nhiều công ty phần mềm ứng dụng hiệu ứng mỏ neo cực kì thành công có thể kể đến như: Microsoft, Adobe... Đây là lý do tại sao chúng tôi không ngần ngại chi trả 200 đô-la cho phần mềm máy tính để bàn như bộ ứng dụng văn phòng Microsoft Office hay bộ công cụ chỉnh sửa hình ảnh Photoshop của Adobe, nhưng chắc chắn chúng tôi sẽ thét lên nếu một ứng dụng iPhone/Android yêu cầu trả 200 đô-la, bất kể ứng dụng tốt đến thế nào.

Ứng dụng di động

Đó chính là vì những gã khổng lồ đã tận dụng được thế mạnh độc quyền của họ. Vào thời điểm ra mắt, có một ứng dụng ghi văn bản nào tốt và nhiều chức năng như Microsoft Word hay không? Ở thời điểm hiện tại, có phần mềm chỉnh sửa ảnh nào đủ tầm như Photoshop của Adobe không? Chính những thế mạnh độc quyền đó đã tạo nên một "mỏ neo" rất nặng và chìm sâu trong tâm trí người tiêu dùng.

Họ cho rằng các ứng dụng nói trên mới xứng đáng với mức giá 200-500 đô-la (mặc dù có thể họ chẳng bao giờ biết được tất cả ưu nhược điểm của ứng dụng) - tiêu chuẩn cho phần mềm máy tính chất lượng. Cách đây 25 năm mọi người đã trả nhiều tiền như thế (vào thời điểm đó, phần cứng tốt sẽ tốn hàng ngàn đô-la). Đặc biệt, Bill Gates đã giúp mọi người biết được cách đó thông qua một tổ chức thế mạnh độc quyền trên thị trường ứng dụng. Các ứng dụng trên đám mây và ứng dụng dành cho thiết bị di động đã xuất hiện vào thời điểm mà mọi người nghĩ rằng thông tin hàng hóa nên được tự do và do đó, chúng có mức giá cố định 0 đô-la.

Vậy tại sao các nhà phát triển ứng dụng không thể thay đổi các "mỏ neo"? Bởi không ai trong ngành công nghệ phần mềm máy tính có quyền kiểm soát độc quyền như Bill Gates, một thế mạnh độc quyền có khả năng đặt giá neo. Chính thế mạnh độc quyền đã tạo nên khả năng quyết định mức giá mỏ neo của sản phẩm.

App dành cho iPhone

Mức giá của các phần mềm di động không đuợc cao là do tính chất cạnh tranh vô cùng khốc liệt trong thị trường ứng dụng dành cho thiết bị di động. Thử hình dung xem, bạn sẽ chỉ có khoảng 2-3 thương hiệu chip máy tính để chọn lựa (Intel, AMD...), khoảng 10 ứng dụng văn phòng... nhưng lại có từ vài chục đến hàng ngàn ứng dụng di động thuộc cùng một thể loại. Vì thế, khả năng cạnh tranh là cực kì cao và dẫn đến mức giá sàn của phần mềm di động bị đẩy xuống rất thấp, thậm chí là miễn phí.

Phần mềm di động

Thị trường ứng dụng làm bất kỳ ai trong số chúng ta đều khó có thể hình thành "độc quyền" và có quyền định giá. Ngoài ra, mỏ neo về giá trong hệ sinh thái ứng dụng di động còn bị ảnh hướng rất nhiều bởi việc "ấn định mức giá" của 2 gã khổng lồ Apple và Google. Các ứng dụng Apple iTunes tính phí có giá bắt đầu từ 0,99 đô-la, từ đó hầu hết tất cả các phần mềm đều xoay quanh con số này. Trong khi đó, Google Play Store bắt đầu với các ứng dụng miễn phí và kết quả như đã biết, phần mềm miễn phí là thành phần chủ đạo và dồi dào nhất trên chợ ứng dụng Android hiện nay.

Trên đây là một trong những lời giải thích khách quan nhất về hiện trạng hệ sinh thái ứng dụng di động hiện nay. Tuy nhiên, rất tiếc là hiện vẫn chưa có một lập trình viên nào có một ứng dụng đủ tốt để làm thế mạnh độc quyền tương tự như Microsoft hay Adobe đã từng thực hiện được.

Thứ Ba, 04/04/2017 13:59
51 👨 941
0 Bình luận
Sắp xếp theo