Nếu công nghệ này dừng hoạt động, thế giới sẽ bị tê liệt, thiệt hại 1 tỷ USD mỗi ngày

Hệ thống định vị toàn cầu GPS bắt đầu đi vào vận hành đầy đủ trên toàn thế giới vào năm 1995. Từ đó cho tới nay, định vị vệ tinh ngày càng có vai trò quan trọng, rất nhiều thứ trong cuộc sống chúng ta đều phụ thuộc vào nó như hệ thống điều khiển giao thông, check-in trên smartphone…

Theo nghiên cứu từ Viện Quốc tế RTI ở Bắc Carolina (Mỹ), GPS được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực, từ nông nghiệp, giao hàng đến các giàn khoan ngoài biển.

GPS không chỉ được dùng trên smartphone mà còn được sử dụng rất nhiều trên hệ thống định vị xe hơi và lĩnh vực viễn thông, quân sự Ảnh: Gizchina.
GPS không chỉ được dùng trên smartphone mà còn được sử dụng rất nhiều trên hệ thống định vị xe hơi và lĩnh vực viễn thông, quân sự Ảnh: Gizchina.

Trong giai đoạn từ năm 1984 khi GPS lần đầu được áp dụng thương mại đến 2017, GPS đã hỗ trợ nền kinh tế tạo ra khoảng 1,4 nghìn tỷ USD.

Nghiên cứu cho thấy, lĩnh vực được hưởng lợi ích kinh tế lớn nhất từ GPS là viễn thông với 685,9 tỷ USD được tạo ra. Đứng thứ 2 là công nghệ viễn thông với 325 tỷ USD, tiếp sau là dịch vụ định vị trên smartphone với 215 tỷ USD.

Vì vậy, theo ước tính nếu GPS ngừng hoạt động trong một tháng, nền kinh tế thế giới sẽ thiệt hại khoảng một tỷ USD mỗi ngày, riêng giai đoạn mùa vụ (rơi vào tháng 4 và tháng 5) là 1,5 tỷ USD.

GPS mang lại lợi ích kinh tế rất lớn. Ảnh: Gizchina.
GPS mang lại lợi ích kinh tế rất lớn. Ảnh: Gizchina.

GPS bao gồm 24 vệ tinh, tất cả đều chứa các đồng hồ nguyên tử duy trì thời gian theo chuẩn GMT (Greenwich). Thời gian chính xác đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động trơn tru của các hệ thống, từ lưới điện đến các giao dịch tài chính. Các dịch vụ Internet mà chúng ta vẫn đang sử dụng hàng ngày cũng phụ thuộc vào thời gian đồng hồ GPS để định tuyến dữ liệu.

Theo Gizchina, nếu GPS ngừng hoạt động 2 ngày, mọi thứ vẫn không bị ảnh hưởng nhiều nhưng sau đó hệ thống mạng không dây sẽ gặp sự cố nghiêm trọng và khả năng hoạt động sau 30 ngày là 0-60%.

Những chuyến bay cũng bị ảnh hưởng và quân đội sẽ mất quyền kiểm soát máy bay không người lái đang hoạt động. Truyền hình và đài phát hành cũng không thể truyền tín hiệu, và hệ thống dự báo thời tiết sẽ ngừng hoạt động.

Về cơ bản, khi GPS ngừng hoạt động, một loạt các hệ thống đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta đều sẽ bị ảnh hưởng.

Hệ thống định vị Bắc Đẩu của Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Hệ thống định vị Bắc Đẩu của Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Không quân Mỹ đã từng cho ngừng một vệ tinh GPS vào tháng 1/2016. Thời gian sai lệch trên vệ tinh đó chỉ là 13 micro-giây (13 phần triệu giây), sau đó đã được thiết lập cho những vệ tinh còn hoạt động khác và khiến nhiều cơ quan gặp hỗn loạn trong suốt 12 giờ. Các cơ quan cảnh sát, cứu hỏa và thiết bị vô tuyến ở một số khu vực của Mỹ, Canada đã ngừng hoạt động.

Để giảm phụ thuộc vào GPS, một số quốc gia, khu vực đã phát triển hệ thống GPS riêng hoạt động trên phạm vi toàn cầu như Trung Quốc (Bắc Đẩu), Nga (GLONASS) và châu Âu (Galileo). Nhật Bản và Ấn Độ cũng phát triển hệ thống định vị riêng của mình sử dụng trong phạm vi quốc gia.

Chi tiết về cách GPS hoạt động, các bạn có thể xem trong bài "Hệ thống định vị toàn cầu GPS hoạt động như thế nào?".

Thứ Tư, 17/06/2020 08:52
31 👨 517
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ