IBM mới đây đã đưa ra thông báo về việc họ đã có một bước tiến lớn trong mảng tính toán lượng tử với Eagle – vi xử lý lượng tử 127-qubit.
Với 127 qubit, Eagle vượt xa máy tính Jiuzhang 2.0 113 qubit của Trung Quốc, Bristlecone 72 qubit của Google và Hummingbird 65 qubit của chính IBM, trở thành chip lượng tử mạnh nhất thế giới hiện nay.
IBM chia sẻ, để mô phỏng chip lượng tử Eagle phải cần tới số “classical bit” còn nhiều hơn cả số nguyên tử trong mỗi con người trên Trái Đất này chứ siêu máy tính cổ điển (classical supercomputer) không thể.
Thành tựu này là do IBM đã tạo ra thiết kế mới giúp giúp tăng đáng kể hiệu năng tính toán của con chip. Cụ thể, với thiết kế mới các linh kiện điều khiển của vi xử lý được đặt lên nhiều lớp vật lý khác nhau, trong khi đó các qubit thì nằm trong 1 lớp duy nhất.
Con chip Eagle sẽ nằm trên IBM Cloud. Vào tháng 12/2021 tới, nó sẽ được cung cấp cho một số thành viên nhất định thuộc IBM Quantum Network.
Tuy nhiên, IBM không chia sẻ thông tin về "quantum volume" - chỉ số đo hiệu suất của máy tính lượng tử của chip Eagle, chỉ riêng qubits thôi nên rất khó để đánh giá sức mạnh của nó so với những hệ thống hiện có.
Ngoài ra, IBM cũng không tuyên bố họ đã đạt được "ưu thế lượng tử tối thượng" (quantum supremacy) với con chip Eagle. Theo như IBM chia sẻ, Eagle là một bước để tiến tới mục tiêu đó mà thôi, còn hiện tại vi xử lý này vẫn chưa đạt tới mức mà nó có thể giải quyết các bài toán mà các máy tính cổ điển không thể giải được.
Trước IBM, một số hãng công nghệ khác cũng đã đạt được lợi thế lượng tử như Google với bộ xử lý Sycamore 53 qubit vào năm 2019, máy tính Jiuzhang thế hệ đầu tiên cũng thể hiện lợi thế lượng tử khi chỉ mất vài phút để thực hiện một phép tính mà siêu máy tính thông thường cần tới 2,5 tỷ năm vào năm ngoái.
IBM cũng đã đưa ra kế hoạch phát hành IBM Quantum Osprey 433 qubit vào năm tới, tiếp theo là Quantum Condor 1.121 qubit vào năm 2023.