Nhiều người để mặc các receiver và HTiB (Home Theater In Box) tự động chỉnh loa nhưng độ chính xác của nó là điều không thể chắc chắn.
Tự động cài đặt không giúp bạn tối ưu hóa hệ thống.
Lý tưởng nhất là khi hệ thống setup tự động xác định cỡ của loa (lớn hay nhỏ), đo khoảng cách từ loa đến người nghe, đặt mức âm lượng đồng đều cho tất cả các loa, xác định mức âm lượng chính xác của loa sub, kiểm tra các kết nối + và -, tính toán tần số cắt giữa sub và các loa. Một số còn hiệu chỉnh tùy theo tính chất âm học của căn phòng.
Nhưng hầu như các hệ thống này đều gặp lỗi: hiệu chỉnh sub thường bị tắt đi. Hệ thống hiệu chỉnh tự động thường đẩy âm lượng của sub lên quá cao và đặt quá xa khoảng cách giữa nười nghe và sub (khiến 3 mét có thể trở thành 6 mét).
Tệ hơn, việc chỉnh tự động ít khi đặt được tần số cắt giữa sub và các loa vệ tinh đúng điểm tối ưu. Chúng thường để tần số cắt quá cao, ví dụ 150 Hz. Điều này hạn chế đáp ứng tần số bass một cách không cần thiết. Các loa có thể phối hợp hay hơn với cài đặt tần số cắt thấp hơn. Gợi ý: 80Hz cho tất cả các loa có woofer 4 - 6 inch; 100 Hz cho các loa có woofer 3 inch và cao hơn như 120 Hz hoặc 150 Hz cho các loa nhỏ xíu.
Vì vậy, khi đã sở hữu một hệ thống âm thanh, bạn không nên ngại ngần tự hiệu chỉnh bởi việc này không quá khó. Chỉ cần dùng một đĩa thử và máy đo âm thanh, ví dụ hiệu Radio Shack giá khoảng 40 USD, người sử dụng có thể chỉnh độ lớn của các loa đồng đều nhau, giúp việc nghe trở nên hoàn hảo hơn.
Các chương trình Equalization thường thấy như Audyssey trên receiver của Onkyo, Denon, Parametric Room Acoustic Optimizer của Yamaha, MCACC Multi Channel Acoustic Calibration của Pioneer có thể làm âm thanh trên loa của bạn hay hơn và bạn phải chạy thiết lập tự động để truy cập vào tính năng Equalization. Nhưng nhiều người thích tắt chức năng này đi. Chú ý là tắt đi không đơn giản bởi nó đã được đặt trong menu nhỏ rất khó tìm.