Trên các mạng xã hội và sàn thương mại điện tử gần đây xuất hiệu nhiều nội dung rao báo AirPods giá chỉ từ 190.000 đến 250.000 đồng và “cam kết chính hãng”.
Dù nghĩ AirPods không thể có giá 250.000 đồng, nhiều người dùng vẫn quyết định mua nó sau khi người bán nói hàng tuồn ra từ nhà máy, có thể kiểm tra số EMEI và các thông tin khác, đúng hàng chính hãng mới trả tiền.
AirPods với giá chỉ vài trăm nghìn đồng, người mua chắc chắn nghi ngờ là hàng giả. Tuy nhiên, việc chứng minh không hề dễ dàng bởi hàng giả đang được rao bán trên mạng được đánh giá là giống AirPods nhất những năm qua tới 99%, gồm đủ các series từ bản thường đến Pro. Vỏ hộp có hai phần seal giấy mặt dưới. Phụ kiện dây sạc và hướng dẫn sử dụng viết bằng đủ bốn thứ tiếng có đủ bên trong hộp. Cả iPhone lẫn máy Android đều nhận ra tai nghe khi bật Bluetooth, thậm chí cửa sổ pop-up hiển thị chính xác tên thiết bị kết nối là "AirPods". Đánh đố người dùng hơn nữa là số model và serial của tai nghe lưu tại mục cài đặt điện thoại và thông tin trên vỏ hộp trùng nhau.
AirPods giả có đầy đủ tính năng như hàng thật, hỗ trợ sạc không dây và sạc nhanh và cũng có thể tạo âm thanh ba chiều Spatial Audio.
Vì vậy, người dùng chỉ cảm nhận được đây là hàng giả trong quá trình sử dụng. Khi đó, người dùng sẽ nhận ra rằng các tính năng trên AirPods giả không hoàn thiện, tai nghe bị rè nếu điều chỉnh âm lượng ở mức tối đa, gặp khó khăn trong việc kết nối với máy lạ, phần cảm ứng trên thân tai nghe kém nhạy…
Tuy nhiên, khi người mua liên hệ đổi trả đã bị bên bán hàng từ chối vì nhiều lý do khác nhau.
Các chuyên gia cho biết nhà phân phối hàng giả thể chèn thông tin từ một thiết bị thật lên AirPods giả mạo nên việc kiểm tra hàng thật bằng cách đối chiếu số serial trên website chuyên dụng của Apple không còn hiệu quả. Để chính xác, người dùng cần truy cập mục Cài đặt > Cài đặt chung > Giới thiệu. Nếu AirPods là hàng thật, tại đây sẽ hiển thị thông tin.