Bí quyết vàng để chọn mua Đồng hồ Cơ

Cách chọn mua Đồng hồ Cơ

Sau khi đã xác định được mục đích cũng như ngân sách có thể chi trả cho một chiếc đồng hồ, chắc hẳn bạn đã hình dung ra được thương hiệu mà mình cần mua rồi phải không? Nhưng đó mới chỉ là phần "hồn" của chiếc đồng hồ, còn việc lựa chọn hình dáng chi tiết sao cho phù hợp với tay của mình còn là một vấn đề nan giải. Vậy mẫu đồng hồ nào thực sự phù hợp với bạn?

Bí quyết vàng để chọn mua Đồng hồ Cơ

Ngày nay, đồng hồ là một trong những phụ kiện thời trang được liệt vào danh sách "phải có" trong tủ đồ của mỗi người bên cạnh quần áo và giày dép. Những chiếc đồng hồ ngày nay không chỉ để xem giờ, nó còn là vật trang sức cho cả hai phái, là đồ vật biểu trưng rõ nhất cho tính cách và giá trị của người đeo. Không chỉ thể hiện gu thời trang, sự sang trọng hay sành điệu của chủ sở hữu, đồng hồ còn mang lại cảm giác thành công và đẳng cấp cho người sử dụng.

Bạn có biết đồng hồ cơ có rất nhiều loại, mỗi loại lại có mức giá khác nhau và phù hợp với từng người đeo hay không? Nếu đang có ý định sắm cho mình một chiếc đồng hồ cơ, nhất định bạn phải đọc bài viết này nếu không muốn "mua nhầm" một chiếc đồng hồ cơ không phù hợp với bản thân mình nhé!

Đồng hồ Cơ là gì?

Đồng hồ Cơ là gì?

Đồng hồ Cơ là đồng hồ tự động không dùng đến pin, chạy bằng năng lượng dây cót do bánh đà hoặc lên cót bằng tay. Bạn có thể liên tưởng tới đồng hồ quả lắc ngày xưa chúng ta dễ dàng thấy trong những gia đình có điều kiện. Đó là loại đồng hồ lên dây cót bằng tay, chạy hết cót thì đồng hồ tự lên giây lại.

Sau này, các nhà chế tác đồng hồ đã chế tạo ra bánh đà áp dụng cho đồng hồ cơ đeo tay, khi bánh đà (một bộ phận không cân bằng hình bán trụ trong đồng hồ tự động lên dây, dao động với những chuyển động của người đeo để lên dây cót qua một hệ thống các bánh răng và bánh cóc) đó chuyển động do tay mình chuyển động, đồng hồ sẽ được lên giây cót tạo năng lượng cho đồng hồ chạy. Chính vì không phải lên giây cót bằng tay nữa mà thông qua một bánh đà tự động nên nó được gọi là đồng hồ tự động lên giây, gọi tắt là đồng hồ cơ.

Hiện nay, có 2 loại đồng hồ cơ: một là loại lên dây cót bằng tay (Handwinding) và loại còn lại là lên dây tự động (Automatic) - sử dụng chuyển động của cổ tay người đeo để duy trì năng lượng.

Đồng hồ CơNguồn ảnh: Sean O'Kane / The Verge

Khi mua đồng hồ cơ, dường như mỗi người trong chúng ta đều có đến hàng triệu sự lựa chọn khác nhau: từ chất liệu, giá cả, nguồn gốc xuất xứ, màu sắc và kiểu dáng - sự lựa chọn gần như vô tận. Hãy cùng chúng tôi tham khảo bí quyết vàng để chọn mua đồng hồ cơ trong bài viết dưới đây nhé!

Có 3 yếu tố chính cần cân nhắc khi chọn mua đồng hồ cơ: kiểu dáng, mặt đồng hồ và giá cả. Cả 3 yếu tố trên giúp bạn chọn được một chiếc đồng hồ ưng ý dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, chọn mua quà cho người khác hay mua cho chính bản thân mình.

Kiểu dáng

Kiểu dáng

Đây hiển nhiên là câu hỏi lớn nhất mà bạn cần phải tự hỏi bản thân, rằng bạn thực sự thích loại đồng hồ nào? Sự lựa chọn đầu tiên được liệt kê ra ở đây là loại đồng hồ dây đeo bằng kim loại hoặc đồng hồ dây đeo bằng da? Ngoài ra, bạn cũng nên cân nhắc thêm loại dây đeo đồng hồ NATO Strap, loại này có thể phù hợp với hầu hết các loại đồng hồ và được cung cấp sẵn từ bên thứ ba.

Trong cuộc tranh luận giữa đồng hồ dây đeo bằng kim loại hay đồng hồ dây đeo bằng da, cũng có nhiều sự lựa chọn khác nhau ở mỗi loại: Bạn muốn một chiếc đồng hồ bằng vàng, thép không gỉ hay bạch kim? Muốn dây da màu đen hay màu nâu? Dây kim loại mạ vàng hay mạ bạc?

Các loại dây đeo đồng hồ phổ biến hiện nay:

  • Dây Inox hay thép không gỉ (Stainless Steel): Bền, không bị oxy hoá hoặc gỉ.
  • Dây mạ: loại dây làm bằng thép thường, bằng đồng hoặc được mạ bóng. Loại dây này theo thời gian sẽ bị oxy hoá.
  • Dây hợp kim Titanium: Nhẹ, bền và không bị oxy hoá.
  • Dây da (Leather Band): Có nhiều loại dây da được làm từ các loại da khác nhau (ví dụ: dây da đà điểu, cá sấu,...)
  • Dây nhựa, dây vải, dây cao su: được sử dụng khá rộng rãi, từ đồng hồ rẻ tiền đến đồng hồ cao cấp.

Về vỏ đồng hồ:

  • Vỏ mạ (Base metal): làm từ thép thường, đồng hoặc Antimol, nhưng sau 1 - 3 năm sẽ bị bong tróc. Để nhận biết, hãy xem mặt đáy có ghi Stainless Steel Back hoặc Base Metal hay không.
  • Vỏ thép Inox hay thép không gỉ: loại vật liệu phổ biến nhất với đồng hồ hiện nay, ưu điểm của loại này là bền, chi phí sản xuất rẻ. Nhận biết bằng dòng chữ Stainless Steel hoặc All Steel.
  • Các loại vỏ khác: Vỏ bằng Carbon, gốm, nhôm hay thậm chí là titanium, chỉ xuất hiện trên các đồng hồ siêu cao cấp làm tăng giá trị cho đồng hồ.

Sự lựa chọn lúc này dường như trở nên khó khăn hơn, nhưng hầu hết mọi người trong chúng ta đều có sẵn sự ưu tiên dành cho mình. Nhóm đồng hồ dây da truyền thống được sử dụng phổ biến trong các sự kiện chính thức, nhưng đồng hồ kim loại cao cấp cũng sang trọng không kém.

Mặt đồng hồ (Dial)

Mặt đồng hồ (Dial)Nguồn ảnh: Micah Singleton / The Verge

Sau khi tìm ra được loại đồng hồ mà bạn mong muốn, hãy chọn mặt đồng hồ phù hợp với bạn. Mặt đồng hồ cũng có hàng ngàn sự lựa chọn khác nhau như: ngày giờ, mặt đĩa phụ (sub-dials: mặt đĩa phụ nhỏ được dùng để phục vụ mục đích đo thời gian giờ hoặc phút đã trôi qua trên đồng hồ hoặc hiển thị ngày), múi giờ, chức năng chronographs (bấm giờ đo thời gian), bộ chuyển động tourbillion (một thiết kế đặc biệt nhằm giảm thiểu tác động của trọng lực lên một số bộ phận của đồng hồ, nhằm tăng độ chính xác của đồng hồ và tạo nên tính thẩm mỹ của đồng hồ), tính năng Moon phase (lịch Mặt trăng - chức năng theo dõi và hiển thị các giai đoạn của tháng âm lịch. Một số đồng hồ còn có cả chức năng tương tự nhưng theo dõi mặt trời (trong chu kỳ 24 giờ));...

Có lẽ những yếu tố kể trên không còn quan trọng, khi bạn có một lý do cụ thể nào đó để mua đồng hồ, chẳng hạn như: mua một chiếc đồng hồ có chức năng chronographs thích hợp cho thợ lặn. Đối với hầu hết mọi người, sự lựa chọn thực sự ở đây là về mặt thiết kế. Bạn muốn có chiếc đồng hồ thể hiện đầy đủ các số một cách rõ ràng hay tối thiểu? Một chiếc đồng hồ chronographs thường có 3 mặt đĩa phụ, trong khi đó một chiếc đồng hồ đa chức năng thể hiện tương đối ít trên mặt đồng hồ. Những loại đồng hồ đa chức năng được thiết kế có từ 1 đến 3 chức năng: đồng hồ có chức năng đo thời gian phụ, đồng hồ có chuông chùm (nhắc phút) và đồng hồ hiển thị lịch thiên văn. Khi một chiếc đồng hồ kết hợp tất cả 3 chức năng trên, nó được gọi là "Grand complication".

Nếu đây là chiếc đồng hồ đầu tiên của bạn, hãy chọn một chiếc đồng hồ tối giản với thiết kế đẹp có thể mang khi đến bất cứ nơi nào. Nếu đã có một chiếc đồng hồ như thế rồi hoặc nếu muốn có một chiếc đồng hồ tiên tiến hơn, hãy chọn một chiếc đồng hồ đa chức năng như đồng hồ chronograph, đó có thể là sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn.

Giá cả

Giá cả

Giá cả không quyết định các tính năng có trong chiếc đồng hồ nhưng nó sẽ quyết định chất lượng vật liệu, cấu trúc và thời gian sử dụng chiếc đồng hồ bạn lựa chọn.

Chắc chắn bạn có thể mua một chiếc đồng hồ Invicta (thương hiệu thời trang đồng hồ của Mỹ) trên Amazon với mức giá khoảng 100USD trông khá giống đồng hồ Rolex hoặc đồng hồ Hublot. Nhưng nếu mua nó, bạn có thể nhận thấy chiếc đồng hồ này được mạ vàng thay vì làm bằng vàng thật, loại đồng hồ này sản xuất hàng loạt thay vì lựa chọn kỹ càng từ bên trong giống như thương hiệu đồng hồ Rolex và chắc chắc không bao giờ được làm bằng tay rồi.

Ngoài ra, nguồn gốc xuất xứ cũng là thứ bạn cần xem xét. Một số người muốn mua đồng hồ có xuất xứ ở Thụy Sỹ, trong khi một số khác thích mua đồng hồ ở Mỹ hoặc thậm chí là Nhật Bản. Đồng hồ đắt tiền nhất chắc chắn là sản phẩm có nguồn gốc từ Thụy Sỹ, với một số trong hợp ngoại lệ như đồng hồ Swatch rất phổ biến, giá cả phải chăng. Đồng hồ có xuất xứ từ Nhật Bản và Hoa Kỳ có thể được tìm thấy với giá chỉ từ 300 đôla Mỹ.

Tìm địa điểm tin cậy để mua

Tìm địa điểm tin cậy để muaNguồn ảnh: Micah Singelton / The Verge

Ngay khi xác định được bản thân muốn mua loại đồng hồ nào, bạn chỉ cần tiến hành bước cuối cùng là tìm đến địa điểm chính hãng để mua. Bạn nên đến thẳng nơi sản xuất đồng hồ (nếu có thể), còn không hãy kiểm tra thông tin trên trang web - nơi được ủy quyền chính thức từ nhà sản xuất gần nơi bạn sống.

Trên thị trường hiện cũng có đồng hồ đã qua sử dụng được bán lại, nếu bạn đang tìm một chiếc đồng hồ giống như đồng hồ Rolex vintage với mức giá phải chăng. (Một chiếc đồng hồ Rolex đã qua sử dụng có mức giá dao động từ 4.000 đôla đến hơn 100.000 đôla tùy thuộc từng loại.) Dù đang tìm kiếm loại nào, bạn chỉ nên mua một chiếc đồng hồ đã qua sử dụng từ người bán có uy tín và được chứng thực. Trong thị trường đồng hồ cổ điển, hàng giả hiện nay rất phổ biến, do đó, điều quan trọng đối với những người mới sử dụng đồng hồ là hãy đảm bảo rằng người bán không phải là một "kẻ lừa gạt".

Đồng hồ là một thứ gì đó có thể truyền lại qua nhiều thế hệ, thậm chí còn có giá trị lớn nếu bạn mua đúng hàng thật và chăm sóc nó cẩn thận. Vì vậy, hãy lựa chọn thông minh và biết rằng đó có thể là một cơ hội đầu tư tốt để trở thành người gia truyền mới nhất trong gia đình.

Phía trên là những kiến thức cơ bản nhất dành cho những ai đang muốn tìm hiểu về đồng hồ cơ hay chỉ đơn giản là muốn tìm mua một chiếc đồng hồ đeo tay.

Xem thêm: Top 5 thương hiệu bàn phím cơ tốt nhất hiện nay

Chúc các bạn vui vẻ!

Thứ Ba, 13/06/2017 17:00
54 👨 1.236
0 Bình luận
Sắp xếp theo