Thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR) là hai công nghệ tiên tiến nhất thế giới hiện nay. VR và AR đang dần trở thành xu hướng phát triển của tương lai và ngày càng tỏ ra hữu ích ở nhiều lĩnh vực và dịch vụ khác nhau, bao gồm cả thể thao, giáo dục, y tế và nhiều ngành nghề chuyên môn khác nhưng liệu có rủi ro tiềm ẩn nào đi kèm không? Cùng tìm hiểu nhé!
Thêm một kiểu dữ liệu cá nhân mới đồng thời thêm một rủi ro về riêng tư mới
Sức mạnh theo dõi người dùng của các công ty tăng cao theo sự phát triện công nghệ. Google luôn biết vị trí chính xác cũng như thói quen di chuyển của bạn nhờ công nghệ di động, thiết bị đeo tay thu thập dữ liệu về sức khỏe người dùng…
Đối với các thiết bị hỗ trợ sử dụng AR/VR như kính chụp đầu, các công ty công nghệ có thể thu thập dữ liệu của người dùng qua mắt, cử chỉ, cách người dùng phản ứng, tương tác với nội dung hình ảnh. Thậm chí, với trường hợp kính VR được sử dụng kèm với các thiết bị tay cầm thì những chuyển động, cử chỉ, hành vi vật lý của người dùng cũng có thể bị theo dõi và ghi lại. Những dữ liệu quý báu mà các công ty thu thập được khi người dùng tiếp nhận và chào đón VR/AR sẽ giúp họ hiểu rõ hơn về người dùng đồng thời cũng kiếm được nhiều tiền hơn.
Việc bảo mật dữ liệu mà các công ty cung cấp AR/VR thu thập được từ người dùng là một thách thức lớn đối với họ. Các công ty phải tỏ ra minh bạch trong cách họ thu thập, lưu trữ, chia sẻ với bên thứ 3 (nếu có) và bảo mật dữ liệu riêng tư của người dùng.
Các công ty công nghệ lớn có thêm một cách mới để thao túng người dùng?
Dữ liệu cá nhân và thu thập dữ liệu cá nhân không phải điều xấu nhưng nếu bị rơi vào tay kẻ xấu chúng sẽ trở thành công cụ để gây ra nhiều tội ác. Minh chứng rõ ràng nhất là hiện các công ty công nghệ lớn như Google, Facebook hay Amazon đều đã phải đối mặt với nhiều quan ngại về riêng tư và bảo mật.
Một cuộc đua vô hình về thu thập dữ liệu người dùng đang diễn ra mạnh mẽ giữa các công ty công nghệ lớn trên. Những dữ liệu của người dùng sau khi bị thu thập sẽ được sử dụng cho các mục đích thương mại như hiển thị nội dung hấp dẫn khiến người dùng không thể rời mắt khỏi ứng dụng (Facebook) hay tạo ra những quảng cáo hấp dẫn nhất, đúng nhu cầu của khách hàng nhất (Google và Amazon). Với những dữ liệu của người dùng bị thu thập qua kính AR/VR, các công ty trên sẽ biết chính xác và chi tiết những tương tác của từng khách hàng với nội dung hiển thị trên kính. Điều đó có nghĩa là họ sẽ có thêm quyền kiểm soát đồng thời quyền tự chủ của người dùng sẽ ngày càng bị giảm bớt.
AR và VR liệu đã đủ bảo mật?
AR vận hành bằng cách hiển thị thông tin và chi tiết đồ họa đè lên thế giới thật. Nếu quyền kiểm soát một thiết bị AR bị kẻ xấu chiếm thì sẽ gây ra hậu quả khôn lường cho người dùng. Ví dụ, một bác sĩ sử dụng màn hình AR kiểm tra tín hiệu sức khỏe của nhiều bệnh nhân, nhưng những thông tin và số liệu hiển thị đã bị kẻ xấu thay đổi khiến bệnh nhân gặp nhiều nguy hiểm.
VR bị giới hạn trong một môi trường khép kín và bản thân VR không có nhiều tương tác với thế giới thật nên có thể công nghệ này không đe dọa nhiều như AR nhưng vẫn có thể trở nên nguy hiểm nếu bị hack. Ví dụ một kính VR bị hack có thể hiển thị nội dung ma quái gây chóng mặt buồn nôn cho người dùng.
Chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao nhờ sự phát triển của công nghệ nhưng đi kèm với nó là những nguy cơ về bảo mật thông tin, sự an toàn cá nhân và cả những mối hiểm họa không ai có thể lường hết được. Để tự bảo vệ mình, người tiêu dùng phải trang bị cho mình những hiểu biết cơ bản cũng như tinh thần cảnh giác với công nghệ đầy hứa hẹn nhưng cũng không ít nguy hiểm này.
Xem thêm: