Mấy năm gần đây, CEO Microsoft Satya Nadella luôn khiến người ta đặt ra câu hỏi Microsoft có thực sự thích Linux hay không. Là một công ty, chuyện yêu ghét ở đây đương nhiên không phải là cảm xúc cá nhân của người nào mà đều nằm ở chiến lược kinh doanh, tầm nhìn của những người lèo lái thuyền. Nhưng trong vài năm qua, chúng ta đã thấy Microsoft tiếp nhận Linux ở rất nhiều khía cạnh.
Microsoft phát hành bản phân phối Linux của riêng mình
Azure Sphere là hệ điều hành nhân ARM mà Microsoft dùng để hướng tới các thiết bị IoT. Thay vì tạo ra trên nền Windows, Microsoft lại chọn Linux. Không những vậy, nó hầu như cũng là mã nguồn mở, mang đến phí bản quyền bằng 0 cho các đối tác như MediaTek, Qualcomm hay Toshiba.
Vì sao?
Câu trả lời là họ đang cạnh tranh với sản phẩm tương tự của Amazon, rằng họ có thể kiếm nhiều tiền hơn nhờ dịch vụ Azure hơn là bán một sản phẩm độc quyền với mức giá cao. Họ cũng muốn thu hút nhà phát triển đã quen với công nghệ mã nguồn mở.
- Lần đầu tiên Microsoft tự phát triển một phiên bản Linux tùy chỉnh và tích hợp trong sản phẩm của mình sau 45 năm
- Amazon phát hành Linux 2 - nỗ lực thay đổi cuộc chơi
Microsoft đưa nhân Linux lên Windows Store
Năm 2017, bản phân phối Linux có mặt trên Microsoft Store. Người dùng Windows có thể tải các bản Ubuntu, Fedora và openSUSE để dùng mà không cần cài lại máy hay dùng máy ảo.
- Tải Ubuntu ngay trong Windows Store thôi anh em
- Kali Linux có mặt trên Windows Store nhưng bị Windows Defender gắn cờ nguy hiểm
- Microsoft phát hành công cụ chạy bất kì bản Linux nào trên Windows 10
Các bản phân phối này chạy trên Windows Subsystem for Linux. Về mặt kỹ thuật thì bạn sẽ không thể có được trải nghiệm Linux đầy đủ nhưng vẫn có các công cụ hệ thống trong vỏ Linux. Nếu biết cách thì bạn có thể tải bản desktop Linux đầy đủ bên trong Windows.
- Windows Subsystem cho Linux chuẩn bị xuất hiện trên Windows Server
- Chạy Linux trên Windows 10 không cần máy ảo, đây là 18 điều bạn nên biết
Vì sao?
Nhiều nhà phát triển và thiết kế web cho rằng Linux và macOS có các công cụ tạo phần mềm, website tốt hơn. Microsoft cũng không muốn tiếp tục đánh mất khách hàng tiềm năng. Nhiều người thích Windows vẫn thường xuyên dùng máy chạy OS khác, như là các máy chủ chẳng hạn. Đó là cách để Microsoft khắc phục cả 2 vấn đề.
Microsoft thiết kế phần mềm cho Linux
Skype đã có sẵn cho người dùng Linux, hãy tải về và trải nghiệm
Bản Skype cho Linux đã luôn bị bỏ bê, và Microsoft cuối cùng cũng tung ra vào năm ngoái. Ngoài ra còn có Visual Studio Code, môi trường desktop tích hợp. Và dù bản Microsoft Office gốc trên Linux chưa có, bạn có thể dùng Office 365 trên trình duyệt.
Đã có Skype cho người dùng Linux
Con số tuy chưa nhiều nhưng theo thời gian có lẽ sẽ còn kéo dài.
Vì sao?
Microsoft vẫn gắn liền với OS Windows nhưng lợi nhuận của họ cũng đến từ các dịch vụ như Office hay Azure. CEO Nadella cho biết 1/5 OS trên Azure là chạy Linux. Cũng đã đến lúc Microsoft hỗ trợ các OS khác nếu không sẽ giới hạn tầm với của sản phẩm của mình.
Microsoft đóng góp cho Linux Kernel
Trong thế giới mã nguồn mở, mã code là hoàn toàn miễn phí, ai cũng có thể dùng, chỉnh sửa, chia sẻ. Nhiều phần mềm chỉ được đưa ra như vậy, không ai ép phải khắc phục lỗi hay sửa chữa khi có vấn đề gì. Ngay cả với nhân Linux (Linux Kernel), một thành tố nằm ở dạng nền rất quan trọng của OS, cũng vậy.
Nếu tìm thấy lỗi hay thêm tính năng mới, tốt nhất là tự mình lập trình lại. Đó là những gì Microsoft vẫn làm.
Tìm hiểu về Linux Kernel và những chức năng chính của chúng
Vì sao?
Đóng góp của Microsoft thường dưới dạng driver để Linux tích hợp mượt mà với công nghệ của họ. Năm 2011, Microsoft đứng top 5 người đóng góp nhiều nhất cho Linux 3.0, với các đoạn mã code chạy ngon lành với hệ thống ảo dựa trên Hyper-V (một lựa chọn thay thế công cụ ảo hóa trên nhân kernel của Linux). Driver của Microsoft chứa hàng chục ngàn dòng code, khiến họ đứng trong top 17 người đóng góp nhiều nhất vào năm 2012.
Microsoft là thành viên của Linux Foundation
Năm 2016, Microsoft tham gia Linux Foundation ở cấp độ thành viên kim cương, là một trong những thành viên chi nhiều tiền nhất. Google, chủ của Android và Chrome OS dựa trên Linux, chỉ là thành viên bạc. Red Hat, công ty mã nguồn mở kiếm được nhiều nhất cũng tương tự.
Vì sao?
Như nhiều nhà phát triển phần mềm khác, Microsoft cũng tận dụng nhiều dự án mã nguồn mở của mình. Đầu tư vào Linux Foundation là cách để họ hỗ trợ những dự án này. Cái tên đặt trên đỉnh cũng mang lại cho họ nhiều danh tiếng. Chính những nhà phát triển phần mềm, những người quan tâm tới việc ai là thành viên của Linux Foundation, là những nhân viên tiềm năng mà Microsoft muốn gây chú ý.
Các nhà phát triển Microsoft làm video liên quan tới Linux
Kênh 9 ở Mỹ có phát các “video cho nhà phát triển đến từ những người làm tại bộ phận sản phẩm và dịch vụ của Microsoft”. Chủ đề rất đa dạng, từ lập trình, trí thông minh nhân tạo cho tới quản lý máy chủ, xây dựng cộng đồng…
Vì sao?
Linux rất có quyền lực trên web. Nếu là nhà quản trị IT hay người phát triển web, bạn vẫn phải tương tác với Linux dù đang dùng Windows 10. Linux đứng sau nhiều máy chủ và các công nghệ liên quan tới đám mây.
Microsoft và mã nguồn mở: mối quan hệ còn đi xa
Microsoft vẫn thường tham dự, hoặc tài trợ nhiều hội nghị về mã nguồn mở, có thể kể tới như O’Reily Open Source Convention (OSCON), Southern California Linux Expo (SCaLE), Open Source Summit, Red Hat Summit, LinuxFest, All Things Open…
Họ có một trang chuyên về các phần mềm mã nguồn mở https://open.microsoft.com/. Trong vài năm gần đây, họ cũng phát hành bản FreeBSD cho Azure của riêng mình, tung ra dưới dạng mã nguồn mở một số đoạn mã như .NET, Xamarin SDK và công cụ viết blog Live Writer. Họ hỗ trợ phát triển Kubernetes của Google và các định dạng đóng gói Docker thay vì tự tạo ra...
Xem thêm: