3 sai lầm phổ biến khi tìm kiếm trên Google khiến bạn không nhận được kết quả tốt nhất

Với bộ máy tìm kiếm của Google, người dùng có thể tìm kiếm câu trả lời cho gần như bất kỳ câu hỏi nào. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể tìm thấy kết quả mà mình cần.

Daniel Russell, nhà khoa học nghiên cứu kỳ cựu chuyên về chất lượng tìm kiếm và mức độ vui vẻ của người dùng tại Google đã chỉ ra 3 sai lầm phổ biến có thể gây khó khăn cho bạn khi tìm kiếm những câu trả lời qua Google kèm theo lời khuyên để bạn có thể có được kết quả tìm kiếm tốt nhất. Mời các bạn tham khảo.

Ngừng ngay sau một lượt tìm kiếm Google khi nghiên cứu về một chủ đề nào đó

Ngừng ngay sau một lượt tìm kiếm Google

Chỉ một lượt tìm kiếm, Google thường sẽ không cung cấp đủ thông tin cần thiết về một chủ đề nào đó, đặc biệt với những chủ đề phức tạp hoặc rộng lớn. Theo Russell, để có cái nhìn bao quát và hoàn thiện hơn, bạn nên thực hiện ít nhất hai lượt tìm kiếm về chủ đề bạn muốn tìm hiểu.

Nhập vào nội dung truy vấn cụ thể để thu được một kết quả tìm kiếm cụ thể

Nhập vào nội dung truy vấn cụ thể để thu được một kết quả tìm kiếm cụ thể

Một sai lầm tìm kiếm khác mà nhiều người dùng mắc phải là nhập vào một câu hỏi rất cụ thể nhằm có được một kết quả theo ý muốn. Nhưng tiếc là họ lại không nhận được câu trả lời chính xác cho nội dung tìm kiếm.

Ví dụ, bạn từng nghe thông tin đâu đó rằng chiều dài trung bình của một con bạch tuộc là 21inch nhưng vì không chắc chắn về điều này nên bạn quyết định tìm kiếm trên Google để kiểm tra. Bạn chỉ nên gõ cụm từ khóa "chiều dài trung bình của một con bạch tuộc" thay vì nhập chi tiết nội dung "chiều dài trung bình của một con bạch tuộc 21inch".

Nếu bạn tìm kiếm thông tin bằng cụm từ khóa thứ 2, Google sẽ trả về cho bạn kết quả tìm kiếm với câu trả lời là 21inch ngay cả khi chúng không liên quan tới bạch tuộc.

Bỏ qua những kết quả tìm kiếm với những từ ngữ bạn không nhận ra

Bỏ qua những kết quả tìm kiếm với những từ ngữ bạn không nhận ra

Theo Russell, điều này có thể khiến bạn có thể bỏ lỡ những thông tin quý giá. Nếu trong kết quả tìm kiếm của một xuất hiện một kết quả trông có vẻ hứa hẹn nhưng lại có những thuật ngữ xa lạ với bạn, hãy thử kích vào xem và thử tra Google những từ ngữ đó.

Ví dụ, một người dùng nhập vào Google một câu hỏi có nội dung "Tại sao tôi có mấy đốm trắng trên má mình vào mùa hè vậy?". Kết quả tìm kiếm đứng đầu bảng có chứa thuật ngữ "hypopigmentation" (giảm sắc tố), chỉ những mảng da sáng hơn màu da bình thường. Và người dùng này đã bỏ qua kết quả đó bởi không biết ý nghĩa của nó. Vì vậy, người dùng này đã bỏ qua thông tin chính xác mà anh ta đang tìm kiếm.

Thứ Bảy, 09/11/2019 09:19
4,111 👨 5.610
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ