Trong khi nhiều nước "ngập trong rác thải" thì quốc gia này đang phải nhập khẩu rác về dùng

Trong khi hầu hết các nước trên thế giới kể cả những nước phát triển nhất thế giới đang phải đau đầu vì rác thải không có chỗ chôn và ô nhiễm môi trường do rác thải thì quốc gia này lại phải nhập rác từ các nước khác về dùng.

Đất nước "kỳ lạ" đó là Thụy Điển. Tại đây, bạn sẽ không bao giờ thấy cảnh rác thải bị tồn ứ, bốc mùi gây ô nhiễm nhờ một hệ thống tự động chuyển rác trực tiếp từ thùng rác đến các bãi rác để phân loại và xử lý.

Rải thải

Hàng năm, Thụy Điển thải ra khoảng 435.000 tấn rác nhưng vẫn không đủ cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện. Chính vì vậy, họ phải nhập khẩu một số lượng lớn rác từ các nước khác để phục vụ cho các nhà máy năng lượng đốt rác.

Cụ thể, năm 2010, Thụy Điển nhập khẩu 550.000 tấn rác thải từ Na Uy nhưng tới năm 2014 con số này đã tăng lên tới 800.000 tấn. Ngoài ra, nước này còn phải nhập thêm 100.000 tấn rác từ Anh và các nước Châu Âu xung quanh.

Chính phủ Thụy Điển đã quan tâm tới vấn đề môi trường và tái chế rác thải từ rất sớm. Năm 1904, Thụy Điển đã xây dựng nhà máy nhiệt điện đốt rác đầu tiên và cho tới nay đất nước này đã có khoảng 32 nhà máy như vậy. Những nhà mày này cung cấp nhiệt sưởi ấm cho gần 50% dân số tại Thụy Điển, khoảng 810.000 hộ dân và cung cấp điện cho 250.000 đình gia .

Tính đến năm 2012, mỗi năm Thụy Điển đã xử lý hơn 2 triệu tấn rác để cung cấp nhiệt lượng và điện năng cho người dân trong nước.

Sơ đồ cho thấy lượng rác thải được tái chế nhiệt điện, nguyên liệu, sinh học và rác thải không thể tái chế tại Thụy Điển trong khoảng 1975-2012
Sơ đồ cho thấy lượng rác thải được tái chế nhiệt điện, nguyên liệu, sinh học và rác thải không thể tái chế tại Thụy Điển trong khoảng 1975-2012 (tấn).

Năm 1975, Thụy Điển chỉ có thể tới chế khoảng 37% lượng rác thải. Nhưng hiện nay, mặc dù lượng rác thải của đất nước này đã tăng gấp 3 lần so với những năm đầu thập niên 80 những có đến 99% lượng rác được tái chế hoặc được sử dụng vào những mục đích có ích khác nhau. Trong đó, khoảng 47% lượng rác được tái chế lại, 52% được dùng để làm nguyên liệu cho các nhà máy nhiệt điện.

Mô hình hệ thống xử lý rác tự động EVAC của Thụy Điển
Mô hình hệ thống xử lý rác tự động EVAC của Thụy Điển

Phân loại rác
Phân loại rác

Sau khi đốt, lượng rác thải còn lại chiếm khoảng 15% lượng rác thải trước khi đốt. Khi đó, các nhà máy nhiệt điện sẽ phân loại chúng thành những phần khác nhau.

Rác kim loại sẽ được tái chế, còn những thành phần rác khác sẽ được tận dụng để làm vật liệu xây dựng hoặc làm được. Lượng rác thải không thể tái chế sau khi đã xử lý chỉ còn lại khoảng 1%.

Vậy, việc đốt rác thải với số lượng lớn như vậy sẽ ảnh hưởng thế nào tới môi trường không khí của đất nước này? Khoảng 99% khí thải ra từ các nhà máy nhiệt khi đốt rác thải được xử lý qua các tấm lọc và sục vào nước. Sau đó, những tấm lọc do không thể tái chế nên bị bỏ đi, còn nước sục từ những nhà máy sẽ được tái sử dụng trong nghành khai khoáng.

Với quy trình xử lý rác chặt chẽ, khoa học như trên, Thụy Điển đã giảm tới 99% lượng khí thải công nghiệp kể từ năm 1985.

Nhờ chú trọng vào các vấn đề môi trường trong quá trình xử lý rác thải, Thụy Điển đang là quốc gia hàng đầu thế giới về tái chế rác thải.

Trên thế giới, Mỹ là nước có tổng sản lượng rác thải làm nguyên liệu điện lên tới 29 triệu tấn/năm, cao nhất thế giới hiện nay. Nhưng số lượng đó chỉ chếm 12% tổng lượng rác của đất nước này.

Xử lý rác thải trong nhà máy nhiệt điện tại Thụy Điển

99% khí thải ra từ các nhà máy nhiệt khi đốt rác thải được xử lý qua các tấm lọc và sục vào nước
Xử lý rác thải trong nhà máy nhiệt điện tại Thụy Điển

Mùa đông ở Thụy Điển khắc nghiệt nên nguồn nhiệt lượng cần để sưới ấm rất lớn. Tới năm 2020, Thụy Điển sẽ tiếp tục nhập khẩu khoảng 2,3 triệu tấn rác để cung cấp cho nghành công nghiệp nhiệt điện và tái chế.

Trước tình trạng rác thải và ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên trầm trọng thì việc tái chế rác là vô cùng cần thiết và quan trọng. Rất nhiều nước như Ban Lan, Trung Quốc hay Ấn Độ đã cử chuyên gia sang Thụy Điển để học tập.

Không chỉ có Thụy Điển, một số nước phát triển khác như Áo, Đức cũng có tỷ lệ rác tái chế khác cao, lên tới 60% tổng lượng rác của mình. Liên minh Châu Âu - EU cũng rất quan tâm với vấn đề này và đã đề ra mục tiêu tái chế được khoảng 50% rác thải vào năm 2020.

Nhập khẩu rác tại Thụy Điển
Thụy Điển sẽ tiếp tục nhập khẩu rác cung cấp cho các nhà máy năng lượng đốt rác.

Tại một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ hay một số nước ở Nam Phi đang phải đối mặt với tình trạng ngập trong rác. Nguyên nhân chính là do chính phủ những nước này chưa quan tâm đúng mức tới vấn đề rác thải và môi trường không khi lượng rác thải công nghiệp và hộ gia đình ngày càng tăng. Ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường chưa cao.

Hiện nay, có một vài ý kiến cho rằng để giải quyết vấn đề rác thải ở những quốc gia đang khó khăn, Thụy Điển và các nước tái chế rác có thể nhập rác từ đây. Nhưng các chuyên gia cho rằng ý tưởng này khó thực hiện do chi phí vận chuyển rác quá lớn.
Hiện một số ý kiến cho rằng các nước tái chế rác như Thụy Điển có thể nhập khẩu bớt rác từ những quốc gia đang gặp khó. Dẫu vậy, nhiều chuyên gia cho rằng ý tưởng này hầu như không khả thi khi chi phí vận chuyển rác quá lớn.

Để có thể giải quyết hiệu quả vấn đề rác thải và ô nhiễm môi trường, các nước cần có một chiến lược lâu dài thay vì tìm kiếm những đối sách tạm thời.

Thứ Tư, 12/10/2016 13:43
4,65 👨 3.742
0 Bình luận
Sắp xếp theo