Trong lịch sử hình thành và tiến hóa của nhân loại có rất nhiều bí ẩn mà cho tới nay vẫn chưa được giải mã như cánh đồng đá khổng lồ ở Costa Rica, bản thảo Voynich, đĩa Gen cổ đại, hay cỗ máy Antikythera... Và sẽ còn rất lâu nữa chúng ta mới có được đáp án chính xác của những bí ẩn này, tất nhiên người giải đáp không ai khác chính là các nhà sử gia và các nhà khoa học.
Dưới đây là những bí ẩn lớn nhất của thế giới cổ đại cho tới nay vẫn là ẩn số khiến các nhà khoa học khắp thế giới đau đầu.
Cánh đồng đá khổng lồ ở Costa Rica
Vào cuối thập niên 30 của thế kỷ trước, những công nhân trồng chuối đã phát hiện ra những khối đá có một hình cầu rất hoàn hảo bị chôn vùi trong đất.
Hàng trăm khối cầu đá đã được phát hiện với nhiều kích cỡ khác nhau từ nhỏ bé như quả bóng chày tới khổng lồ như những chiếc ô tô.
Theo các nhà khoa học, những khối đá này có thể được tạo ra từ khoảng những năm 600 đến 1500 Sau Công Nguyên. Cho tới nay, họ vẫn chưa tìm hiểu được nguồn gốc và mục đích sử dụng chúng của người cổ đại. Có giả thuyết cho rằng đây là cách mà các nhà chiêm tinh cổ xưa quan sát bầu trời. Một số ý kiến khác cho rằng những khối đá có thể được sử dụng để đánh dấu lãnh thổ của một bộ lạc nào đó.
Bản thảo Voynich
Bản thảo Voynich ra đời trong những năm đầu thế kỷ 15 tức là khoảng 700 tuổi và được đánh giá là cuốn sách lạ lùng và bí ẩn nhất thế giới.
Cuốn sách là một bản thảo chép tay từ bút lông với mực chấm thời Trung Cổ, gồm khoảng 240 trang giấy giả da. Chủ đề trong cuốn sách vô cùng đa dạng với rất nhiều hình ảnh về các lĩnh vực khác nhau như y khoa, sinh vật, chiêm tinh...
Bản thảo Voynich được viết bằng một ngôn ngữ chưa từng được biết đến và cho tới nay chưa có ai có thể giải mã được.
Pin Baghdad
Năm 1930, một nhà khảo cổ người Đức đã tìm thấy một thiết bị bí ẩn ở bên ngoài thủ đô Baghdad, Irap. Thiết bị này có thể tạo ra dòng điện nên tới 1 volt nên được gọi là pin Baghdad.
Cấu tạo của pin Baghdad rất đơn giản chỉ gồm một bình làm bằng đất sét nung, bên trong là một thanh sắt treo ở trong một ống xi-lanh được cố định bằng nhựa đường.
Sau đó, bình được đổ đầy dấm, rượu vang hoặc hoặc một số chất có tính axit khác đóng vai trò là dung dịch điện phân, giúp pin tạo ra điện.
Theo nghiên cứu, pin Baghdad có niên đại khoảng 2000 năm nhưng mục đích sử dụng của nó vẫn là một bí ẩn.
Theo các nhà khoa học rất có thể được dùng để mạ các đồ bằng vàng hoặc bạc. Nhưng tại sao một công nghệ tiên tiến như vậy lại xuất hiện từ thời kỳ cổ đại, phải chăng người cổ đại đã biết sử dụng điện năng từ rất lâu?
Tượng vàng Inca
Được tìm thấy trong đền thờ Inca ở Nam Mỹ, những bức tượng vàng bí ẩn này có hình dáng giống hệt một thiết bị bay.
Năm 1996, hai nhà nghiên cứu người Đức đã chế tạo 2 mô hình với thiết kế lấy từ bức tượng này với kích thước lớn gấp 16 lần và trang bị đầy đủ hệ thống động cơ cũng như vô tuyến điều khiển.
Kết quả thử nghiệm cho thấy hai mô hình này không chỉ có thể bay, dễ dàng điều khiển mà thậm chí có thể tiếp tục bay trong một khoảng thời gian khá dài ngay cả khi đã tắt động cơ.
Cỗ máy Antikythera
Cỗ máy Antikythera được cho là máy tính đầu tiên trong lịch sử loài người ra đời cách đây 2.100 năm. Đây là cỗ máy có cấu tạo phức tạp nhất trong khoảng 1.000 năm nay.
Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học xác định rằng cỗ máy Antikythera là một trong những cơ chế tính toán lâu đời nhất được biết đến, nó có thể hiện thị vị trí của Mặt Trăng, Mặt Trời, sự chuyển động của các hành tinh, dự đoán nguyệt thực, nhật thực và các sự kiện quan trọng trên Trái Đất.
Đĩa Gen cổ đại
Những hình ảnh chi tiết của một bản đồ gen đã được người cổ đại khắc lên một chiếc đĩa mà để quan sát được các nhà khoa học hiện nay phải sử dụng đến kính hiển vi.
Chiếc đĩa này được chế tạo ra từ một vật liệu đặc biệt cứng. Làm thế nào mà người cổ đại với kỹ thuật thô sơ có thể tạo ra được một sản phẩm tinh xảo như vậy cho tới nay vẫn là một câu hỏi khiến các nhà khoa học điên đầu.