Một nhà khoa học đã phát hiện ra một hoá thạch nhỏ bé tiền sử có niên đại từ kỷ Mesozoi (250-65 triệu năm trước) đã giúp họ hiểu biết thêm về những con chim nhỏ đầu tiên xuất hiện trong thời đại khủng long.
Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Manchester ở Anh, hóa thạch này là một loài chim thuộc một nhóm các loài tiền sử được gọi là Enantiornithes.
Với kích thước đo được chưa đến 5 cm - nhỏ hơn ngón tay út trên bàn tay con người trưởng thành, đây có thể là một trong số các hóa thạch Mesozoi nhỏ nhất từng được khám phá. Nó bao gồm một bộ xương gần như hoàn chỉnh và nặng chỉ ba ounce (khoảng 28g) khi nó còn sống trong quá khứ.
Điều gì làm cho hóa thạch này trở nên quan trọng và độc đáo? Các nhà nghiên cứu cho biết đây là một giai đoạn quan trọng trong sự hình thành xương của chim. Điều đó có nghĩa là cuộc sống cực kỳ ngắn ngủi của chim nhỏ này trong quá khứ đã cho các nhà nghiên cứu một cơ hội hiếm có để phân tích cấu trúc xương và sự phát triển của loài chim này.
Fabien Knoll thuộc Đại học Manchester cho biết: "Việc đa dạng hóa quá trình tiến hóa của loài chim có thể dẫn đến những nghiên cứu quan trọng trong hành vi ấp trứng cũng như sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng giữa các loài chim. Bằng cách phân tích sự phát triển xương, chúng ta có thể nhìn vào một loạt các đặc tính tiến hoá".
Với hóa thạch chim nhỏ này, nhóm nghiên cứu sử dụng bức xạ synchrotron để chụp lại hình ảnh các mẫu vật nhỏ, quan sát cấu trúc của xương trong chi tiết tốt nhất. Các nhà nghiên cứu nhận thấy xương ức của chim bé vẫn được làm từ sụn và vẫn chưa phát triển từ khung xương chắn chắn, xương này khá cứng, ít linh hoạt nên có thể nó không bay được trong quá khứ.
"Khám phá mới cho phép chúng ta có cái nhìn sâu hơn về thế giới của những con chim cổ xưa sống trong thời đại khủng long", Luis Chiappe đến từ Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Los Angeles ở Mỹ cho biết. "Thật đáng kinh ngạc khi biết được có bao nhiêu đặc điểm, hành vi chúng ta có thể thấy được ở những loài chim phát triển hơn 100 triệu năm trước".