Một hệ thống xử lý nước thải ước tính gần 3000 năm tuổi vừa được tìm thấy tại Van, Thổ Nhĩ Kỳ đang thu hút nhiều sự quan tâm của giới khảo cổ học Châu Âu.
Theo đó, hệ thống xử lý nước thải này có tên gọi là Urartian, ước tính có niên đại khoảng 2.800 năm tuổi được tìm thấy trong một cuộc khai quật lâu đài Çavuştepe nằm ở thành phố Van, phía Đông Thổ Nhĩ Kỳ.
Cụ thể, hệ thống nước thải này dài 30 mét, rộng 1 mét và được che phủ bằng đá cứng.
Nguồn ảnh: Internet.
Người đứng đầu cuộc khai quật, Rafet Çavuşoğlu, một giáo sư tại Khoa Khảo cổ học thuộc trường Đại học Yüzüncü Yıl cho biết hệ thống nước thải nằm trong lâu đài Çavustepe là một sự kiện khảo cổ đặc biệt quan trọng trong lịch sử đất nước vì ít nhiều gì, lâu đài này cũng từng nằm trên một tuyến đường thương mại quan trọng của cư dân cổ địa phương hàng ngàn năm trước.
Các chuyên gia khảo cổ nhận định, hệ thống nước thải này có thể là sản phẩm cải cách đô thị địa phương của cư dân cổ địa phương ngày trước. Và một điều quan trọng cần tìm hiểu là kỹ thuật và cách vận hành khi họ xây hệ thống nước thải này.
Rafet Çavuşoğlu cho biết, hệ thống nước thải này hoàn toàn làm bằng đá, nắp miệng hệ thống cũng đậy bằng đá, bên trong là một hệ thống đường rỗng kéo dài để dẫn nước thải.
Ngoài ra, khi khai quật lâu đài cổ Çavustepe, nhóm nghiên cứu còn phát hiện ra một nhà vệ sinh cổ mục nát, và kết nối với hệ thống nước thải này. Đây là một chứng cứ hết sức quan trọng, thể hiện được nền văn minh tiến bộ của cư dân cổ địa phương hàng ngàn năm trước.
Không những thế, hàng loạt dấu tích đê cũ kéo dài hàng cây số bọc quanh phía đông và tây lâu đài cũng được phát hiện đóng vai trò như một hệ thống phòng thủ bảo vệ. – Çavustepe nói.
Huỳnh Dũng (Theo Archaeologynewsnetwork)