Tại sao nước nóng đóng băng nhanh hơn nước lạnh

Có rất nhiều người không tin hoặc nghi ngờ về hiện tượng này, nhưng thực tế nếu được đặt trong những điều kiện nhất định, nước nóng sẽ đóng băng nhanh hơn so với nước lạnh.

Hiện tượng kỳ lạ này đã được phát hiện ra từ rất lâu nhưng cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra được lời giải thích thỏa đáng. Làm thế nào mà nước nóng lại đóng băng nhanh hơn nước lạnh được khi mà nhiệt độ của nước lạnh gần với nhiệt độ đóng băng hơn?

Hiện tượng nước nóng đóng băng nhanh được gọi là "hiệu ứng Mpemba". Có rất nhiều cuộc thí nghiệm được tiến hành nhưng không phải lúc nào hiệu ứng này cũng xuất hiện và chưa có một lời giải thích nào đủ sức thuyết phục.

Tìm hiểu thêm về hiệu ứng Mpemba: Giải mã bí ẩn về hiệu ứng Mpemba

Đóng băng

Một trong những nghiên cứu gây được sự chú ý là của các nhà khoa học đến từ Đại học Nam Kinh tại Trung Quốc và Đại học Hội Giám lý Phái Nam tại Dallas. Họ đưa ra lời giải thích cho bí ẩn vật lý này: do những thuộc tính kì lạ trong mối liên kết giữa nguyên tử oxy và hydro trong phân tử nước.

Khi tiến hành mô phỏng cụm phân tử nước trên máy tính, các nhà khoa học nhận thấy sức mạnh của liên kết hydro phụ thuộc vào vị trị của chúng so với các phân tử nước kế bên cạnh.

Để nước lạnh đóng băng, các liên kết hydro yếu sẽ phải bị bẻ gãy. Đối với nước nóng, quá trình này đã được thực hiện khi đun sôi, khi nhiệt độ giảm xuống nhanh và đột ngột các phân tử tự do sẽ kết hợp lại thành cấu trúc băng. Điều này có thể giải thích được vì sao nước nóng lại nhanh đóng băng hơn nước lạnh.

Nước nóng đóng băng trong nháy mắt

Trong khi đó, rất nhiều nhà khoa học cũng đưa ra các kết quả nghiên cứu khác về hiệu ứng Mpemba. Nhưng chính những kết quả đó lại khiến họ thắc mắc và điên đầu. Có lẽ chúng ta phải chờ một thời gian nữa mới có được câu trả lời chính xác cho hiện tượng vật lý kì lạ này và người đưa ra được lời giải đáp đó không ai khác ngoài các nhà khoa học.

Thứ Bảy, 03/06/2017 08:27
51 👨 2.164
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học