Sốc nhiệt là gì? Làm gì để hạn chế hiện tượng sốc nhiệt (say nắng) ngày oi nóng?

Sự khắc nghiệt của thời tiết mùa hè, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng đỉnh điểm sẽ làm nguy cơ sốc nhiệt tăng cao, mang đến nhiều mối nguy hại cho sức khỏe. Vậy sốc nhiệt là gì? Làm sao để hạn chế hiện tượng sốc nhiệt hiệu quả? Hãy theo dõi bài viết này để có được những thông tin bổ ích, từ đó giảm thiểu được tình trạng nguy hiểm này các bạn nhé.

Sốc nhiệt là gì

Sốc nhiệt (say nắng) là gì?

Sốc nhiệt còn được gọi là say nắng hay cảm nắng, đây là một loại bệnh về nhiệt khá nghiêm trọng và nguy hiểm nếu không biết cách xử trí kịp thời. Nói cách khác, sốc nhiệt là hậu quả của tình trạng tiếp xúc với nhiệt độ cao kéo dài, đồng thời kết hợp với mất nước và tổn thương hệ thống kiểm soát thân nhiệt.

Thông thường, trung khu điều nhiệt của cơ thể sẽ giữ vai trò giúp nhiệt độ cơ thể luôn ở mức cân bằng, không thay đổi nhiều theo tác động của môi trường. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với nắng nóng kéo dài, trung tâm điều khiển nhiệt sẽ bị tổn thương dẫn tới không thể điều khiển được sự cân bằng, khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, gây nên rối loạn các chức năng trong cơ thể.

Triệu chứng và cách xử trí hiện tượng sốc nhiệt

Triệu chứng sốc nhiệt

Khị bị say nắng, cơ thể chúng ta sẽ có những triệu chứng như:

  • Nhiệt độ cơ thể tăng nhanh.
  • Da khô hơn.
  • Xuất hiện tình trạng đau nửa đầu, hoa mắt, chóng mặt, mặt nóng bừng.
  • Khó thở, buồn nôn hoặc nôn.
  • Tiết nhiều mồ hôi.
  • Nặng hơn có thể bị sốt cao, ngất xỉu, thậm chí là rối loạn hệ thần kinh (mê sảng), rối loạn hô hấp.

Người bị sốc nhiệt nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời sẽ có thể dẫn đến giảm khối lượng tuần hoàn máu khiến trụy mạch, đồng thời dẫn tới tình trạng tổn thương não và các cơ quan nội tạng trong cơ thể, thậm chí là tử vong.

Biện pháp phòng tránh sốc nhiệt

Cách xử trí hiện tượng sốc nhiệt

Khi thấy xuất hiện các hiện tượng trên, các bạn nhanh chóng sơ cứu cho người bị sốc nhiệt bằng cách:

  • Chuyển người bệnh vào nơi râm mát, nới lỏng quần áo, sau đó cần lấy nước mát vẩy lên người và đầu của họ.
  • Chườm lạnh bằng khăn mát hoặc khăn đá tại những vị trí có mạch lớn như vùng bẹn, cổ, nách.
  • Cho người bị say nắng uống nước có pha một chút muối.
  • Trong trường hợp người bệnh bị hôn mê, sốt cao liên tục hoặc kèm theo triệu chứng đau bụng, tức ngực, khó thở... bạn cần nhanh chóng đưa họ tới cơ sở y tế gần nhất. Lưu ý, trên đường chuyển người bệnh tới cơ sở y tế, bạn phải tiếp tục đắp khăn mát lên cơ thể, cần mở điều hòa hoặc mở cửa xe cứu thương (nếu có).

Nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị sốc nhiệt

  • Người già, trẻ em, phụ nữ bởi họ thường là những người có khả năng chịu đựng kém.
  • Người mắc các bệnh lý mãn tính như tim mạch, gan, ung thư...
  • Người lao động ngoài trời như công nhân, nông dân, vận động viên thể thao, bộ đội huấn luyện ngoài thao trường, nhân viên giao hàng, cảnh sát giao thông...

Cách phòng tránh hiện tượng sốc nhiệt hiệu quả vào mùa hè

Che chắn cẩn thận khi ra ngoài trời

Nếu phải đi ra ngoài vào thời điểm nắng nóng, các bạn nhớ phải che chắn thật cẩn thận bằng cách:

  • Sử dụng áo chống nắng, khăn che đầu, khăn che mặt...
  • Đội mũ, che ô.
  • Che chắn phần gáy thật cẩn thận bởi trung khu điều nhiệt của cơ thể nằm ở vùng này.
  • Thoa kem chống nắng 30 phút trước khi đi ra ngoài.

Duy trì độ ẩm của cơ thể

Khi phải làm việc hoặc đi ngoài trời nắng trong thời gian dài, các bạn nhớ uống đủ nước để tránh mất nước. Các bạn nên mang theo bình giữ nhiệt chứa nước lọc có pha thêm chút muối và đường để bổ sung bất cứ khi nào các bạn cảm thấy mệt.

>>> Xem thêm: Uống nước đúng cách mỗi ngày: Bao nhiêu là đủ? Uống khi nào tốt cho sức khỏe?

Tránh uống chất kích thích

Các chất kích thích như rượu, bia, cà phê... đều là nguyên nhân khiến cơ thể bị mất nước. Vì vậy, để tránh hiện tượng sốc nhiệt, các bạn không nên sử dụng những đồ uống này nếu phải làm việc, đi lại ngoài trời.

Sắp xếp thời gian làm việc hợp lý

Nếu có thể, các bạn nên tránh làm việc ngoài trời trong khoảng từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Trong trường hợp bắt buộc phải làm việc ngoài trời, bạn không nên làm việc quá 2 tiếng liên tục mà cần phải nghỉ ngơi để bù nước.

Phòng tránh sốc nhiệt

Sử dụng thực phẩm chống sốc nhiệt

Bên cạnh việc bổ sung nước, bạn cũng có thể bổ sung một số thực phẩm làm mát cơ thể như:

  • Dưa hấu: Loại quả này giúp cơ thể được làm mát trong điều kiện thời tiết quá nóng.
  • Cần tây: Cần tây có chứa tới 96% nước. Bạn chỉ cần dùng vài cọng cần tây là có thể bổ sung đủ lượng nước, lượng khoáng quan trọng cho cơ thể như canxi, sắt, kẽm...
  • Quả lựu: Loại quả này không chỉ chứa nhiều nước mà nó còn giàu chất chống oxy hóa. Khi bạn nhâm nhi một ly nước ép lựu, bạn sẽ có thể hạn chế tối đa tình trạng say nắng đấy.
  • Hạt é: Loại hạt này rất tốt cho sức khỏe, vào mùa hè bạn nên bổ sung trong khẩu phần ăn hằng ngày để cơ thể dễ dàng vượt qua cái oi nóng.
  • Cá hồi: Thực phẩm này không chỉ chứa nhiều chất có lợi cho cơ thể mà nó còn giúp não điều khiển thân nhiệt hiệu quả hơn.

>>> Xem thêm: Năm 2020 dự báo sẽ nắng nóng kỷ lục. Làm gì để "sống sót" qua thời điểm này?

Hi vọng rằng sau khi đọc xong bài viết này, các bạn sẽ hiểu rõ hơn hiện tượng sốc nhiệt là gì để từ đó có thể phòng tránh tốt hơn và dễ dàng vượt qua một mùa hè oi nóng.

Nếu các bạn có nhu cầu sử dụng kem chống nắng, bình giữ nhiệt... hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo địa chỉ và số điện thoại bên dưới nhé.

Hà Nội: 56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy
Điện thoại: 024.3568.6969
TP. HCM: 716-718 Điện Biên Phủ, P.10, Q.10
Điện thoại: 028.3833.6666
Thứ Bảy, 27/06/2020 10:15
53 👨 1.636
0 Bình luận
Sắp xếp theo