Sáu thiên hà bị mắc kẹt trong ‘lưới vũ trụ’ - nguyên nhân của hiện tượng này giải thích cho sự phát triển của lỗ đen siêu lớn?

Các nhà thiên văn học biết rằng ở trung tâm của hầu hết các thiên hà đều có một "con quái vật" khổng lồ: Một lỗ đen siêu lớn, sở hữu khối lượng gấp hàng triệu lần mặt trời của chúng ta. Nhưng họ vẫn chưa thể hiểu rõ về cách những "con quái vật" này hình thành và phát triển ra sao, cũng như làm thế nào để chúng đạt đến kích thước lớn như vậy.

Thông qua hệ thống kính viễn vọng Very Large Telescope (VLT) các nhà thiên văn học mới đây đã tìm thấy một nhóm sáu thiên hà bị mắc kẹt trong một “mạng nhện” vũ trụ xung quanh một lỗ đen siêu lớn, và việc điều tra hiện tượng kỳ lạ này có thể giúp vén bức màn bí ẩn về sự hình thành của những lỗ đen khổng lồ ở trung tâm các thiên hà.

Với sự trợ giúp từ Very Large Telescope  (VLT) của ESO, các nhà thiên văn học đã tìm thấy sáu thiên hà nằm xung quanh một lỗ đen siêu lớn, cho thấy lỗ đen trung tâm và các thiên hà bị mắc kẹt trong mạng khí của nó. Hố đen cùng với đĩa bồi tụ xung quanh nó được gọi là chuẩn tinh SDSS J103027.09 + 052455.0, tỏa sáng rực rỡ khi lỗ đen nhấn chìm vật chất xung quanh.
Với sự trợ giúp từ Very Large Telescope (VLT) của ESO, các nhà thiên văn học đã tìm thấy sáu thiên hà nằm xung quanh một lỗ đen siêu lớn, cho thấy lỗ đen trung tâm và các thiên hà bị mắc kẹt trong mạng khí của nó. Hố đen cùng với đĩa bồi tụ xung quanh nó được gọi là chuẩn tinh SDSS J103027.09 + 052455.0, tỏa sáng rực rỡ khi lỗ đen nhấn chìm vật chất xung quanh.

“Nghiên cứu này chủ yếu được thúc đẩy bởi mong muốn tìm hiểu sự hình thành của một vật thể thiên văn vốn là bí ẩn nằm ngoài tầm hiểu biết của nhân loại: Lỗ đen siêu lớn trong vũ trụ sơ khai”, nhà thiên văn học Marco Mignoli thuộc Viện Vật lý Thiên văn Quốc gia Ý (INAF), người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết.

Sáu thiên hà này ở rất xa nên việc quan sát chúng cũng giống như quay ngược thời gian trở về với thời điểm khi vũ trụ chưa đầy một tỷ năm tuổi. Chúng được nhúng trong một mạng khí, đồng thời cũng là nơi cung cấp “thức ăn” cho cả thiên hà và lỗ đen ở trung tâm đang phát triển nhanh chóng.

“Mạng lưới vũ trụ này cũng giống như mạng nhện. Ở đó, các thiên hà hình thành, cố định và phát triển ở nơi những sợi tơ giao nhau, và các dòng khí - có sẵn để cung cấp nhiên liệu cho cả các thiên hà và lỗ đen siêu khối lượng trung tâm - có thể chảy dọc theo các sợi tơ này”, ông Mignoli giải thích.

Sự hiện diện của mạng lưới khí này giúp giải thích cách thức các lỗ đen siêu lớn ban đầu có thể phát triển nhanh chóng và trở nên khổng lồ ngay cả khi vũ trụ còn nhỏ. Còn về sự hình thành của lưới vũ trụ, các nhà thiên văn học tin rằng nó có thể liên quan đến quầng sáng của vật chất tối bao quanh các thiên hà. Quầng sáng vật chất tối có thể đã hút khí vào nó, tạo thành các cấu trúc cung cấp năng lượng cho cả thiên hà và lỗ đen.

Như đã nói, vì những thiên hà này rất xa, do đó ánh sáng phát ra từ chúng mà các hệ thống kính thiên văn hiện đại ngày nay có thể thu nhận được là cực kỳ mờ nhạt. Theo nhà thiên văn học Barbara Balmaverde, đồng tác giả của công trình nghiên cứu, thì rất có thể ngoài sáu thiên hà được quan sát xung quanh lỗ đen siêu lớn, còn nhiều thiên hà khác nữa mà chúng ta không thể nhìn thấy do chúng nằm ở khoảng cách thậm chí còn xa hơn.

Thứ Ba, 06/10/2020 09:02
52 👨 260
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ