Con người phải làm việc rất nhiều trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, trên các trang trại dưa leo ở Ấn Độ và Đông Âu. Để tiết kiệm chi phí, thời gian, cũng như nhân lực, Fraunhofer kết hợp với các nhà nghiên cứu Đức và Tây Ban Nha để hoàn thành dự án thu hoạch dưa chuột với các thí nghiệm trên thực địa, gọi tắt là CATCH. Mục tiêu của dự án này là tạo ra một robot có thể đảm nhận công việc thu hoạch dưa leo cũng như các công việc nông nghiệp tương tự khác.
Nhóm CATCH đang phát triển một hệ thống robot hai tay được làm từ các mô-đun nhẹ, giá rẻ, được thiết kế để đảm bảo mục tiêu đáng tin cậy và hiệu quả. Lý tưởng nhất là robot có thể xác định được dưa chuột có thể thu hoạch và sử dụng các cánh tay kẹp, với 5 cấp độ tự do để hái dưa và giữ dưa leo với mức hư hỏng tối thiểu. Robot phải làm tất cả những việc này trong khi đảm bảo tốc độ hái dưa chuột vượt qua mức 13 quả mỗi phút của con người.
Dự án CATCH đang phát triển 3 mẫu tay kẹp cho robot, kẹp thứ nhất với sử dụng công nghệ hút chân không, kẹp thứ hai với gọng hàm bionic và một bàn tay kẹp thứ ba được thiết kế đặc biệt để cầm dưa chuột. Hệ thống cánh tay kép sẽ sử dụng phần mềm được phát triển cho robot công nghiệp - Workbot I, nhưng được sửa đổi để giúp nó linh hoạt hơn trong việc thu hoạch dưa leo.
Tiến sĩ Dragoljub Surdilovic, một nhà khoa học tại Fraunhofer IPK, nói: "Robot có thể đẩy lá sang một bên bằng các chuyển động đối xứng hoặc bất đối xứng, hoặc những chuyển động đồng nhất. Do đó, nó có thể tự động thay đổi hướng để tiếp cận và sau đó hái một quả dưa leo."
Robot sẽ sử dụng cảm biến quang học và xúc giác, bao gồm các camera đa giác, được kết nối với một hệ thống xử lý hình ảnh thông minh để nhận diện dưa chuột hay thân cây hoặc lá. Theo Fraunhofer, đối tác Tây Ban Nha của CATCH, CSIC-UPM đã phát triển một camera có thể phát hiện và xác định dưa chuột với tỉ lệ thành công 95%. Mục đích là để robot nhận diện chính xác dưa chuột chín hay còn xanh...
Theo Fraunhofer, hệ thống robot đã được thử nghiệm sơ bộ vào tháng 7 năm 2017 tại Viện Kỹ thuật Nông nghiệp và Sinh học thuộc Viện Leibniz, trong đó có việc sử dụng các loại dưa chuột khác nhau, cả về giống và kích thước để robot thu hoạch. Với các chức năng cơ bản đã được chứng minh, nhóm nghiên cứu hy vọng có thể tạo ra một robot tiên tiến hơn, mang tính thương mại trong tương lai.
Xem thêm: