Phát hiện sao lùn trắng kỳ lạ, bị chia đôi bởi khí hidro và heli

Trong hàng tỷ năm nữa, thời điểm mặt trời của chúng ta đốt cháy hết nhiên liệu của chính nó và phồng lên trở thành một sao khổng lồ đỏ trước khi “nổ tung” để tạo thành một tinh vân hành tinh, tất cả những gì còn lại ở trung tâm của nó sẽ chỉ còn là một lõi đặc được gọi là sao lùn trắng. Đây trên thực tế cũng là số phận chung của phần lớn các ngôi sao nằm trong thiên hà của chúng ta. Tuy nhiên gần đây, các nhà thiên văn học quốc tế đã bất ngờ phát hiện ra một ví dụ cực kỳ khác thường về sao lùn trắng: Một sao lùn trắng gần như bị chia đôi thành 2 nửa đối xứng, với một mặt gồm toàn các phân tử hydro và mặt kia là heli.

Do sở hữu đặc điểm ngoại hình kỳ lạ, sao lùn trắng này đã được đặt biệt danh là Janus, theo tên của vị thần La Mã có hai khuôn mặt, và đã được nghiên cứu bằng cách sử dụng dữ liệu từ hệ thống Zwicky Transient Facility tại Đài quan sát Caltech Palomar (San Diego) và Đài quan sát W. M. Keck (Hawaii). Cứ sau mỗi 15 phút, Janus lại hoàn tất một vòng quay trên trục của chính nó. Tốc độ quay cực nhanh như vậy cho phép các nhà khoa học quan sát tương đối kỹ lượng hai mặt của ngôi sao.

“Chất kết dính” chết có màu xanh lam của ngôi sao được cấu tạo chủ yếu từ hydro ở một bên và helium ở bên kia (mặt hydro có vẻ sáng hơn). Bản chất hai mặt đặc biệt của ngôi sao lùn trắng này có thể là do sự tương tác của từ trường và sự đối lưu, hoặc sự pha trộn của các vật chất. Về phía khí heli, xuất hiện bọt khí, sự đối lưu đã phá hủy lớp hydro mỏng trên bề mặt và mang theo khí heli bên dưới.
“Chất kết dính” chết có màu xanh lam của ngôi sao được cấu tạo chủ yếu từ hydro ở một bên và helium ở bên kia (mặt hydro có vẻ sáng hơn). Bản chất hai mặt đặc biệt của ngôi sao lùn trắng này có thể là do sự tương tác của từ trường và sự đối lưu, hoặc sự pha trộn của các vật chất. Về phía khí heli, xuất hiện bọt khí, sự đối lưu đã phá hủy lớp hydro mỏng trên bề mặt và mang theo khí heli bên dưới.

“Bề mặt của sao lùn trắng này thay đổi hoàn toàn từ bên này sang bên kia”, trưởng nhóm nghiên cứu Ilaria Caiazzo của Caltech cho biết trong một tuyên bố. “Kết quả quan sát đã khiến tất cả chúng tôi phải ngạc nhiên”.

Các nhà khoa học cũng đã tìm thấy một số đặc điểm nhận dạng hóa học của hydro ở nửa không có heli và bên kia là helium không có hydro. Nhóm nghiên cứu tin rằng hiện tượng rất bất thường này có thể là do Janus đang trải qua một giai đoạn tiến hóa đặc biệt, hiếm gặp đối với các sao lùn trắng điển hình mà con người từng biết đến.

Tuy nhiên, câu hỏi tại sao sự tiến hóa này lại được thể hiện theo cách “nửa vời” như vậy cần được giải thích thêm. Các nhà nghiên cứu cho rằng điều này nhiều khả năng liên quan đến từ trường của sao lùn trắng, có thể là không đối xứng hoặc có thể thay đổi áp suất khí trong khí quyển.

Từ trường xung quanh các thiên thể vũ trụ có xu hướng không đối xứng hoặc mạnh hơn về một phía”, Caiazzo cho biết. “Từ trường có thể ngăn chặn sự trộn lẫn của các vật chất. Vì vậy, nếu từ trường mạnh hơn ở một bên, thì bên đó sẽ ít bị trộn lẫn hơn và sẽ có nhiều hydro hơn”.

Để hiểu rõ hơn về phát hiện kỳ lạ này, các nhà nghiên cứu đặt mục tiêu tìm kiếm thêm các vật thể giống như Janus như một phần của cuộc khảo sát bầu trời đang được thực hiện bởi hệ thống Zwicky Transient Facility.

Thứ Năm, 27/07/2023 08:45
51 👨 208
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ