Phân biệt các bệnh gout cấp tính, mãn tính và bệnh giả gout

Đều có chữ “gout” nhưng liệu bệnh gout cấp tính, bệnh gout mãn tính và bệnh giả gout có giống nhau không? Bài viết của chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.

Phân biệt bệnh gout và bệnh giả gout

Bệnh gout và bệnh giả gout đều là những bệnh lý gây bởi sự ứ đọng tinh thể muối tại khớp và mô liên kết. Hai căn bệnh này thường gây nhầm lẫn do có các biểu hiện lâm sàng rất giống nhau. Tuy nhiên, nguyên nhân và phương pháp điều trị của chúng lại hoàn toàn khác nhau.

Bệnh gout

Bệnh giả gout

Tên gọi khác

Bệnh gút, bệnh thống phong

Bệnh vôi hóa

Tinh thể gây viêm khớp

Các tinh thể muối urat hình kim

Các tinh thể muối calcium pyrophosphate dihydrate hình thoi

Nguyên nhân gây bệnh

Do rối loạn chuyển hóa liên quan đến việc tăng sản xuất hoặc giảm đào thải acid uric trong cơ thể, khiến nồng độ acid uric trong máu tăng cao, cuối cùng là dẫn đến việc tích tụ, kết tủa các tinh thể muối urat tại khớp, sụn.

Do tinh thể calcium pyrophosphate dihydrate di chuyển từ sụn trong và xung quanh các khớp xương đến niêm mạc khớp, gây viêm. Hiện nay, người ta vẫn chưa thể xác định chính xác tại sao calcium pyrophosphate dihydrate lại hình thành.

Dấu hiệu

Bệnh gout và bệnh giả gout đều có những cơn viêm khớp cấp tính và gây đau dữ dội. Tuy nhiên, chúng cũng có một số dấu hiệu lâm sàn khác nhau. Với bệnh gout:

- Thường khởi phát ở các ngón khớp cái (khoảng 75%), cũng có biểu hiện ở mu bàn chân, cổ gân, gót chân, đầu gối, cẳng tay, khủy tay,…

- Hay gặp nhất ở nam giới độ tuổi từ 30 - 40. Phụ nữ ít có nguy cơ bị gout hơn nam giới và thường bị gout sau tuổi tiền mãn kinh.

- Cơn gout cấp thường tấn công về đêm, đột ngột, có cảm giác sưng đau dữ dội trong khoảng 12 - 24 giờ.

- Thường khởi phát ở khớp gối và khớp lớn, rất ít khi gặp ở khớp ngón tay, ngón chân.

- Bệnh gặp ở cả nam và nữ, đặc biệt là những người trên 65 tuổi.

- Càng về già, nguy cơ mắc bệnh giả gout càng cao.

- Các cơn đau giả gout thường diễn ra từ từ, kéo dài trong nhiều ngày và mức độ không trầm trọng như các cơn đau gout cấp tính.

Điều trị

Thường dùng colchicine và các thuốc giảm đau NSAID.

Thường dùng thuốc giảm đau NSAID và corticoid.

bệnh gout

Bệnh gout

bệnh giả gout

Bệnh giả gout thường khởi phát ở khớp gối

Phân biệt bệnh gout cấp tính và bệnh gút mãn tính

Bệnh gout được chia thành thành 2 loại là bệnh gout cấp tính (hay gout cấp, bệnh gút cấp tính) và bệnh gút mãn tính (bệnh gout mãn tính). Vậy hai loại bệnh gout này có gì khác nhau?

Bệnh gout cấp

Gout cấp thường tấn công người bệnh đột ngột vào nửa đêm, có thể tự phát hoặc sau các bữa ăn chứa nhiều đạm, uống rượu, bia,… Các cơn đau gút cấp tính có đặc điểm như sau:

  • Chủ yếu diễn ra ở chi dưới như khớp ngón chân cái, khớp gối.
  • Mức độ đau dữ dội, đau nhiều hơn khi về đêm, kèm theo hiện tượng sưng, nóng, nổi đỏ, hạn chế vận động các khớp.
  • Người bệnh cảm giác mệt mỏi và có thể sốt đến 38 - 38,5 độ C.
  • Các đợt viêm khớp có thể kéo dài 1 - 2 tuần rồi khỏi, không để lại di chứng nhưng dễ tái phát.

bệnh gout cấp

Gout cấp với những cơn đau đột ngột và dữ dội

Bệnh gút mãn tính

Sau khi các đợi hút cấp tính kết thúc, nhiều người cho rằng bệnh đã khỏi hẳn nhưng thực tế các tinh thể muối urat vẫn tiếp tục lắng đọng. Sau 1 khoảng thời gian dài kể từ đợt gout cấp diễn ra (có thể từ 10 - 20 năm), bệnh gout sẽ tính triển nhanh hơn nếu không được điều trị và chuyển sang gút mãn tính. Bệnh gút mãn tính có đặc điểm như sau:

  • Các cơn đau diễn ra từ từ và kéo dài hơn so với bệnh gút cấp tính.
  • Tần suất các cơn đau dày đặc hơn, mức độ đau dữ dội hơn.
  • Các hạt tophi xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể như vành tai, khớp bàn tay, bàn chân, lòng mạch máu và thậm chí là cả van tim.
  • Bệnh gút mãn tính có thể dẫn đến những tổn thương vĩnh viễn ở khớp xương, biến dạng khớp sụn.
  • Lượng acid uric dư thừa làm chức năng thận suy giảm, dẫn đến suy thận,…

bệnh gút mãn tính

Bệnh nhân bị gút mãn tính xuất hiện các hạt tophi trên cơ thể

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau phân biệt bênh gout và giả gout, bệnh gút mãn tính và gout cấp. Hi vọng bài viết này thực sự hữu ích với các bạn. Ghé thăm META.vn để được chia sẻ nhiều kiến thức hữu ích và đặt mua thiết bị chăm sóc sức khỏe chất lượng.

Mua sắm trực tuyến
Hà Nội: 56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy
Điện thoại: 024.3568.6969
TP. HCM: 716-718 Điện Biên Phủ, P.10, Q.10
Điện thoại: 028.3833.6666

>>> Tham khảo thêm:

Thứ Bảy, 13/07/2019 08:12
31 👨 1.158
0 Bình luận
Sắp xếp theo