Ngày nay gout không còn là căn bệnh của riêng giới nhà giàu mà ai trong chúng ta cũng có thể gặp phải. Chính vì thế kinh nghiệm kiểm soát và cách điều trị bệnh gout như thế nào cho hiệu quả là mối quan tâm của rất nhiều người. Trong bài viết hôm nay, Quantrimang sẽ mách các bạn một vài kinh nghiệm nhỏ giúp điều trị gout an toàn, đơn giản và hiệu quả.
Nội dung chính
Bệnh gout là gì?
Bệnh gout hoặc gút còn được biết đến với cái tên là bệnh thống phong, nó được hình thành do rối loạn chuyển hóa purin trong thận khiến thận không thể lọc acid uric từ máu. Về bản chất, axit uric thường là vô hại và sẽ được đào thải qua đường nước tiểu hoặc phân. Tuy nhiên, với những bệnh nhân gout, axit uric sẽ bị tích tụ theo thời gian. Khi đạt mức quá cao những tinh thể acid uric sẽ tập trung tại khớp gây sưng, viêm khiến người bệnh trở nên đau đớn, khó chịu.
Bệnh gout thường được biểu hiện như sau:
Đối với bệnh gout cấp tính: Người bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau bỏng rát, dữ dội..vào khoảng nửa đêm hoặc gần sáng, đặc biệt là sau những bữa ăn có chứa nhiều đạm, chất béo, rượu bia...Nếu quan sát, bạn có thể thấy tại các khớp bị đau sẽ có hiện tượng viêm rất rõ rệt như đỏ, sưng tấy...
Đối với bệnh gout mãn tính: Người bệnh sẽ đau một số khớp xương, nó không đau liên tục nhưng lại thường tái đi tái lại. Mỗi lần lên cơn đau như vậy nó sẽ thường tự khỏi mà không cần can thiệp gì. Đây cũng là lý do mà nhiều người thường nhầm tưởng với viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp...
>> Xem chi tiết: Phân biệt các bệnh gout cấp tính, mãn tính và bệnh giả gout
Những yếu tố làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh gút
Theo thống kê, tỉ lệ mắc bệnh gout hiện nay là 1/200 người, bệnh không phân biệt tuổi tác, giới tính. Tuy nhiên, ở nam giới trong độ tuổi 30-50 sẽ có nguy cơ mắc cao hơn phụ nữ. Ở người trẻ và trẻ em, bệnh sẽ có tỉ lệ thấp, chính vì thế ngay từ khi còn chưa có những biểu hiện của gout hãy căn cứ vào những yếu tố có nguy cơ cao dưới đây để phòng tránh hiệu quả căn bệnh này.
- Sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa purine
- Chế độ ăn uống quá nhiều đạm, hải sản
- Bệnh xuất hiện nhiều hơn với nam giới và người lớn tuổi
- Uống quá nhiều bia trong thời gian dài
- Béo phì
- Yếu tố di truyền
- Mới bị chấn thương hoặc vừa trải qua phẫu thuật
- Chức năng thận bất thường
- Sử dụng 1 số loại thuốc vô tình làm acid uric tích tụ nhiều như: Aspirin (thuốc giảm đau), thuốc hóa trị liệu, thuốc lợi tiểu, thuốc có thể làm giảm hệ miễn dịch như cyclosporine
- Có tiền sử mắc 1 số bệnh như: Tiểu đường, suy giảm chức năng thận, xơ vữa động mạch, huyết áp cao...
- Mất nước, cơ thể thiếu nước sẽ khiến axit uric không thể đào thải qua nước tiểu, lâu ngày dẫn tới tích tụ.
Trên đây chỉ là một số yếu tố để bạn tham khảo và không đồng nghĩa với việc không có các dấu hiệu trên là bạn không có nguy cơ mắc bệnh. Để hiểu thêm, các bạn có thể nhờ trực tiếp các bác sỹ chuyên khoa tư vấn và giải đáp.
Kinh nghiệm kiểm soát, điều trị bệnh gout hiệu quả
Có rất nhiều cách giúp bạn kiểm soát và điều trị bệnh gout, dưới đây là một số ví dụ cụ thể:
Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý
Chế độ ăn rất quan trọng đối với người bị gout. Một trong những nguyên nhân chính gây nên gout là do chế độ ăn quá nhiều đạm, hải sản, protein và chất béo.
Khi bị gout các bạn nên tuyệt đối kiêng ăn một số thực phẩm như:
- Nội tạng các loại động vật, các loại thịt đỏ: Gan, thịt bê, tim cật, óc...
- Hạn chế hải sản như: Cá, tôm, cua, sò điệp, cá trích, cá ngừ...
- Các loại đồ uống có đường
- Đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ
- Nấm men: Men bia, men dinh dưỡng...
Vậy bệnh gout nên ăn gì?
- Các loại trái cây: Việt quất, dưa hấu, dưa leo, táo, lê... hầu hết chúng đều rất tốt cho người bị bệnh gout.
- Các loại rau xanh: Rau cải, cần tây, bí xanh, bí đỏ, cà tím...
- Các loại đậu: Đậu lăng, đậu đen, đậu nành, đậu phụ...
- Các loại hạt: Hạt điều, hạt dẻ, óc chó, macca...
- Ngũ cốc nguyên hạt
- Dầu thực vật
- Các chế phẩm từ sữa
- Các loại trà, trà xanh, trà hoa cúc...
- Các loại thảo mộc...
- Uống nhiều nước, bổ sung thực phẩm chứa vitamin C
>> Xem chi tiết:
- Chế độ ăn cho người bị gout: Ăn gì, kiêng gì để điều trị hiệu quả?
- Điểm danh các loại hoa quả, rau củ tốt cho người bệnh gout
Tuân thủ phác đồ điều trị
Bệnh gout sẽ được kiểm soát thậm chí được ngăn chặn nếu như bạn được chuẩn đoán chính xác, luôn tuân thủ đúng phác đồ điều trị, kết hợp sử dụng thuốc cùng chế độ ăn uống mà các bác sĩ chuyên khoa đưa ra.
Trong quá trình điều trị, tuyệt đối không nên nóng vội hoặc tự ý thay đổi sử dụng các loại thuốc mà không có sự đồng ý của bác sĩ.
Kiểm soát cân nặng và luyện tập thể thao hợp lý
Thừa cân, béo phì cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Chính vì vậy người bệnh cần phải hết sức chú ý đến vấn đề cân nặng, tránh để thừa cân.
Bên cạnh đó nên kết hợp tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe giúp duy trì sức khỏe dẻo dai đồng thời làm giảm lượng axit uric trong máu.
Thường xuyên theo dõi chỉ số acid uric tại nhà
Theo dõi chỉ số acid uric thường xuyên sẽ giúp bạn phát hiện và có được những điều chỉnh hợp lý, kịp thời nhất nếu chúng quá cao.
Bạn có thể sử dụng các loại máy đo đường huyết kết hợp đo chỉ số acid uric, que thử acid uric ngay tại nhà như:
- Que thử Acid Uric (Gout) dùng cho máy đo Rossmax Easy Touch GCU ET322 (25 que). Giá bán: 240.000 đồng.
- Máy đo đường huyết 3 trong 1 Rossmax Easy Touch GCU ET322. Giá bán: 1.150.000 đồng.
Hi vọng rằng, với những chia sẽ trên đây các bạn sẽ biết được cách kiểm soát và điều trị bệnh gout hiệu quả nhất. Nếu có thắc mắc về các sản phẩm máy đo chỉ số acid uric phát hiện bệnh gout hay que thử acid uric... hãy liên hệ ngay tới hotline để được tư vấn thêm: