Mối liên hệ đáng báo động giữa ô nhiễm không khí và sức khỏe tâm thần của con người

Một nghiên cứu mới được tiến hành gần đây đã cho thấy mối liên hệ tương quan đáng báo động giữa vấn nạn ô nhiễm không khí và những tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của con người.

Cụ thể, nghiên cứu mới được tiến hành bởi một nhóm các chuyên gia đến từ Đại học King's College London (Anh Quốc) đối với cư dân sinh sống tại khu vực Đông Nam London đã phát hiện ra rằng sự gia tăng trong nồng độ các loại vật chất dạng hạt nhỏ hơn 2,5 micromet (PM2.5) lơ lửng trong không khí, cũng như nitơ điôxít và các loại ôxít độc hại khác có liên quan mật thiết với mức tăng từ 18 đến 39% trong tỷ lệ mắc các chứng rối loạn tâm thần thông thường của con người. Trong khi con số này đối với các vật chất dạng hạt có kích thước nhỏ hơn 10 micromet gần như cố định ở ngưỡng 33%.

Sự tương quan nguy hiểm này cũng được tìm thấy trong một nghiên cứu của các nhà khoa học Hoa Kỳ, về mối liên hệ đáng kể giữa tình trạng tiếp xúc thường xuyên với không khí ô nhiễm và sự gia tăng trong tỷ lệ rối loạn tâm thần ở những người sống tại các đô thị lớn, nơi có mật độ phương tiện giao thông đông đúc và mức độ bụi mịn trong không khí cao. Chưa dừng lại ở đó, một số nghiên cứu khác còn cho thấy ô nhiễm không khí có thể gây tử vong tử vọng nhiều hơn COVID-19, và tiếng ồn từ hoạt động giao thông có thể làm tăng đáng kể tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer.

Ô nhiễm không khí có tác động nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần
Ô nhiễm không khí có tác động nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần

Nitơ điôxít (NO2) mà chúng ta tiếp xúc hiện nay chủ yếu bắt nguồn từ khí thải của động cơ diesel, cũng như các hoạt động tạo ra nhiệt lượng bằng nguyên liệu hóa thạch nói chung. Trong khi đó, vật chất dạng hạt (PM) chủ yếu đến từ lốp và phanh của phương tiện giao thông và hoạt động xây dựng. Các nghiên cứu đã phát hiện ra sự khác biệt sâu sắc giữa những khu vực có mật độ giao thông thấp - cao đối với sự gia tăng các bệnh lý tâm thần thần ở người.

Những nghiên cứu này bao gồm các cuộc phỏng vấn người dân và xem xét đến nhiều yếu tố khác từ độ tuổi đến tình trạng hút thuốc, sử dụng rượu, hoạt động thể chất đến tình trạng kinh tế xã hội. Các nhà khoa học thậm chí còn mô hình hóa tiếng ồn giao thông và "tình trạng mất trật tự tại các khu phố ghi nhận theo thực tế”. Kết quả là có sự gia tăng gấp hai lần về các trường hợp rối loạn tâm thần phổ biến liên quan trực tiếp đến việc phơi nhiễm PM2.5 hàng năm ở những khu dân cư đô thị, với mức độ PM2.5 lớn hơn 15,5 microgam trên mét khối (μg/m3).

Đáng chú ý, con số này trên thực tế không hề cao, và thậm chí còn thấp hơn so với tiêu chuẩn chung mà EU đưa ra là 25 μg/m3. Trong khi tiêu chuẩn của Mỹ do EPA đặt ra yêu cầu giới hạn nồng độ PM2.5 hàng năm không vượt quá 12 μg/m3, và giới hạn trong 24 giờ là 35 μg/m3. Đây rất có thể là lý do giải thích cho tình trạng gia tăng các trường hợp rối loạn tâm thần phổ biến trong vài năm trở lại đây, có thể kể đến như chứng rối loạn trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, Alzheimer, rối loạn lo âu lan tỏa...

Nhận xét về thực trạng đáng báo động này, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Loannis Bakolis nhận xét:

"Chúng ta cần đặc biệt chú ý đến các biện pháp giúp cải thiện chất lượng không khí, chẳng hạn như đẩy mạnh triển khai các loại phương tiện thân thiện với môi trường như xe buýt và ô tô chạy bằng điện. Cải thiện chất lượng không khí là một vấn đề nan giải, nhưng hoàn toàn có thể giải quyết được nếu có sự quyết tâm của mỗi cá nhân và đặc biệt là những chính sách hiệu quả từ cơ quan quản lý. Tất cả vì mục tiêu sức khỏe cộng đồng”.

Thứ Tư, 25/11/2020 23:23
4,33 👨 193
0 Bình luận
Sắp xếp theo