Chúng ta đã quá quen thuộc với chiếc rốn ở giữa bụng và luôn cảm thấy nó là bộ phận thừa thãi, không có tác dụng gì cả. Vậy tại sao con người lại có bộ phận nhỏ bé này? Hãy cùng tìm hiểu một số sự thật bất ngờ thú vị về chiếc rốn để trả lời câu hỏi này và hiểu rõ hơn về cơ thể của mình nhé.
Thực chất, rốn chỉ là một vết sẹo trên cơ thể con người, được hình thành khi chúng ta được cắt cuống rốn lúc mới sinh ra.
Không phải ai cũng có rốn
Nghe có vẻ kỳ lạ và hoang đường nhưng sự thật là một số ít người trên thế giới không có bộ phận này do mắc hội chứng gastroschisis (tạm dịch: phòi ruột bẩm sinh) hoặc thoát vị rốn khi mới sinh. Một phần ruột lồi ra ngoài cơ bụng nên bác sĩ phải thực hiện phẫu thuật để cố định phần ruột này. Việc này khiến lỗ rốn bị méo và dần dần biến mất.
Rốn là nơi bẩn nhất trên cơ thể
Có một sự thật khủng khiếp là, tuy rốn nhất nhỏ bé và được luôn được giấu kín dưới các lớp áo nhưng nó lại chính là nơi trú ngụ của 2368 loài vi khuẩn khác nhau.
Lông rốn ở đàn ông nhiều hơn phụ nữ
Xơ rốn bao gồm các tế bào da chết, tóc mỏng, sợi mỏng cùng với các chất bẩn trên cơ thể con người tạo thành. Do lông rốn thường phát triển trên cơ thể nam giới, nhất là đàn ông trung niên, rậm lông hoặc có tiền sử béo phì nên đàn ông có nhiều xơ rốn hơn phụ nữ. Để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trên cơ thể, các chuyên gia khuyên chúng ta nên thường xuyên cạo vùng lông quanh rốn.
Bộ sưu tập lông rốn khổng lồ
Graham Barker là người được sách Kỷ lục thế giới Guinness công nhận là người có bộ sưu tập xơ rốn lớn nhất thế giới. Bộ sưu tập có một không hai này của Graham Barker có khối lượng lên tới 22,1 gram được tích lũy từ chính xơ rốn của ông từ năm 1984 khiến nhiều người không khỏi rùng mình.
Khuyên rốn rất lâu lành
Trào lưu bấm khuyên rốn cũng giống như bấm khuyên tai hay chân mày khá phổ biến ở giới trẻ. Nhưng để lỗ bấm được lành hoàn toàn cần tới từ 6 - 12 tháng. Nếu không giữ gìn cẩn thận, vết bấm sẽ rất dễ bị nhiễm trùng gây nguy hiểm.
Pho mát làm từ vi khuẩn ở rốn
Chỉ nghe thấy thôi cũng thấy rợn người rồi, nhưng thực sự có một loại pho mát được chế tạo từ đám vi khuẩn ở rốn do một nhà khoa học đến từ Dublin, Ireland nghiên cứu ra. Không chỉ vậy, ông còn "tận dụng" vi khuẩn ở nách, ngón chân và cả miệng nữa để tạo ra pho mát. Không biết, trên thế giới liệu có bao nhiêu người dám thưởng thức các loại phô mai này.
Rốn được dùng như phương pháp thiền
Cách lấy rốn làm trọng tâm để nhìn khi ngồi thiền (Omphaloskepsis) cũng được coi là phương pháp khá phổ biến và hiệu quả của các mục sư Công giáo Hy Lạp trên núi Athos. Những người theo phương pháp này tin rằng, việc thiền định bằng cách định tâm vào rốn giúp họ nhìn rộng hơn vào vinh quang của thần thánh.
Trái đất cũng có một "lỗ rốn"
Trái đất thực sự có một chiếc rốn khổng lồ nằm ở Đài tưởng niệm quốc gia Grand Staircase-Escalante, Utah. Ước tính. Chiếc rốn này có chiều sâu gần 20m trong khu vực địa chất khoảng 216.000 năm tuổi.