Những hình ảnh xa nhất của trái đất, kỷ lục là khoảng cách 6 tỷ km

Những bức ảnh chụp Trái đất từ những trạm vũ trụ hoặc hành tinh xa hàng triệu, tỷ km cho chúng ta thấy được những hình ảnh rất khác và nhiều cảm xúc.

"Pale Blue Dot" (đốm xanh mờ) là bức ảnh chụp Trái đất ở khoảng cách 6,06 tỷ km, do tàu vũ trụ Voyager 1 của NASA thực hiện ngày 14/2/1990 ở vị trí rìa Hệ Mặt Trời. Bức ảnh cho thấy sự nhỏ bé của Trái Đất giữa vũ trụ rộng lớn. Ảnh: NASA.
"Pale Blue Dot" (đốm xanh mờ) là bức ảnh chụp Trái đất ở khoảng cách 6,06 tỷ km, do tàu vũ trụ Voyager 1 của NASA thực hiện ngày 14/2/1990 ở vị trí rìa Hệ Mặt Trời. Bức ảnh cho thấy sự nhỏ bé của Trái Đất giữa vũ trụ rộng lớn. Ảnh: NASA.
Hình ảnh đầu tiên của Trái đất từ ngoài không gian được chụp bằng một chiếc máy ảnh gắn vào tên lửa V-2 phóng từ căn cứ quân sự White Sands Missile ở bang New Mexico, Mỹ vào ngày 24/10/1946. Máy ảnh được bảo vệ trước ma sát với không khí bằng cách gắn trong một hộp thép. Tên lửa phóng lên trời với độ cao tối đa là 105 km, vận tốc 150 m/s. Ảnh: Applied Physics Laboratory.
Hình ảnh đầu tiên của Trái đất từ ngoài không gian được chụp bằng một chiếc máy ảnh gắn vào tên lửa V-2 phóng từ căn cứ quân sự White Sands Missile ở bang New Mexico, Mỹ vào ngày 24/10/1946. Máy ảnh được bảo vệ trước ma sát với không khí bằng cách gắn trong một hộp thép. Tên lửa phóng lên trời với độ cao tối đa là 105 km, vận tốc 150 m/s. Ảnh: Applied Physics Laboratory.
Bức hình về Trái đất đang “mọc” trên đường chân trời của Mặt trăng được tàu con thoi Lunar Orbiter I của Mỹ truyền tải về vào ngày 23/8/1966. Ảnh: NASA.
Bức hình về Trái đất đang “mọc” trên đường chân trời của Mặt trăng được tàu con thoi Lunar Orbiter I của Mỹ truyền tải về vào ngày 23/8/1966. Ảnh: NASA.
Bức ảnh nổi tiếng "Trái Đất mọc" (Earthrise), được chụp khi phi hành gia đầu tiên bay vòng quanh Mặt Trăng trên tàu vũ trụ Apollo 8 vào ngày 24/12/1968. Đây cũng chính là một trong những bức ảnh vũ trụ được sao chép nhiều /nhất mọi thời đại. Ảnh: NASA.
Bức ảnh nổi tiếng "Trái Đất mọc" (Earthrise), được chụp khi phi hành gia đầu tiên bay vòng quanh Mặt Trăng trên tàu vũ trụ Apollo 8 vào ngày 24/12/1968. Đây cũng chính là một trong những bức ảnh vũ trụ được sao chép nhiều /nhất mọi thời đại. Ảnh: NASA.
Bức ảnh quỹ đạo Mặt Trăng quay quanh Trái Đất ở khoảng cách 63,6 triệu km ngoài không gian được chụp bởi tàu vũ trụ OSIRIS-REx khi thực hiện sứ mệnh lấy mẫu tiểu hành tinh Bennu vào tháng 1/2018. Bức ảnh được chụp khi con tàu đang di chuyển với vận tốc 30.600 km/h. Trong ảnh, Trái Đất là đốm sáng lớn còn Mặt Trăng là đốm sáng nhỏ hơn sát bên phải, cách nhau gần 400.000 km. Ảnh: NASA.
Bức ảnh quỹ đạo Mặt Trăng quay quanh Trái Đất ở khoảng cách 63,6 triệu km ngoài không gian được chụp bởi tàu vũ trụ OSIRIS-REx khi thực hiện sứ mệnh lấy mẫu tiểu hành tinh Bennu vào tháng 1/2018. Bức ảnh được chụp khi con tàu đang di chuyển với vận tốc 30.600 km/h. Trong ảnh, Trái Đất là đốm sáng lớn còn Mặt Trăng là đốm sáng nhỏ hơn sát bên phải, cách nhau gần 400.000 km. Ảnh: NASA.
Bức ảnh chụp Trái Đất trong quá trình thám hiểm bề mặt Hỏa tinh của tàu thám hiểm Spirit của NASA vào năm 2004. Trong ảnh, Trái Đất chính là chấm nhỏ rất mờ nhạt. Đây là bức ảnh đầu tiên chụp Trái Đất từ một hành tinh khác ngoài Mặt Trăng. Ảnh: NASA.
Bức ảnh chụp Trái Đất trong quá trình thám hiểm bề mặt Hỏa tinh của tàu thám hiểm Spirit của NASA vào năm 2004. Trong ảnh, Trái Đất chính là chấm nhỏ rất mờ nhạt. Đây là bức ảnh đầu tiên chụp Trái Đất từ một hành tinh khác ngoài Mặt Trăng. Ảnh: NASA.
Năm 2013, tàu vũ trụ Cassini tiếp tục chụp ảnh Trái Đất ở khoảng cách 1,4 tỷ km, khi đang bay gần Thổ tinh. Trong ảnh, Trái đất giống như một đốm sáng. Ảnh: NASA.
Năm 2013, tàu vũ trụ Cassini tiếp tục chụp ảnh Trái Đất ở khoảng cách 1,4 tỷ km, khi đang bay gần Thổ tinh. Trong ảnh, Trái đất giống như một đốm sáng. Ảnh: NASA.
Năm 2013, một chiếc máy ảnh được gắn bên ngoài tàu vũ trụ đã chụp lại toàn bộ cảnh tượng Juno bay ngang Trái Đất và Mặt Trăng với khoảng cách hơn 965.000 km. Khi đó, tàu vũ trụ Juno đã đi ngang qua Trái Đất để thực hiện kỹ thuật “gravity assist”, lợi dụng trọng lực nhằm tăng vận tốc cho tàu vũ trụ. Ảnh: NASA.
Năm 2013, một chiếc máy ảnh được gắn bên ngoài tàu vũ trụ đã chụp lại toàn bộ cảnh tượng Juno bay ngang Trái Đất và Mặt Trăng với khoảng cách hơn 965.000 km. Khi đó, tàu vũ trụ Juno đã đi ngang qua Trái Đất để thực hiện kỹ thuật “gravity assist”, lợi dụng trọng lực nhằm tăng vận tốc cho tàu vũ trụ. Ảnh: NASA.

Thứ Ba, 25/04/2023 16:30
4,65 👨 3.609
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ