Xem hình ảnh nhật thực hình khuyên tuyệt đẹp ở khắp nơi trên thế giới

Hiện tượng nhật thực đầu tiên trong năm 2020 đã diễn ra vào hôm qua, ngày 21/6. Những người yêu thích thiên văn trên thế giới và Việt Nam đã có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng nhật thực hình khuyên hay "vòng lửa".

Hiện tượng nhật thực hình khuyên diễn ra khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất sẽ nằm trên cùng một đường thẳng, nhưng Mặt Trăng không thể che kín Mặt Trời do nằm xa Trái Đất hơn mọi khi (trên quỹ đạo hình elip) nên tạo ra một vành sáng nhỏ có hình chiếc nhẫn.

Ảnh chụp các giai đoạn của nhật thực tại Ấn Độ

Ảnh chụp các giai đoạn của nhật thực tại Ấn Độ, từ một phần cho đến khi đạt đỉnh thành hình khuyên. Ảnh: Morpheovs.

Hiện tượng nhật thực được chụp tại Batangas City, Phillipines

Hiện tượng nhật thực được chụp tại Batangas City, Phillipines. Tại quốc gia này, ngày 21/6 cũng là ngày hạ chí, ngày mà khoảng thời gian ban ngày dài nhất và thời gian ban đêm ngắn nhất. Ảnh: Elliot Andal.

Hình ảnh nhật thực được người dân tại thành phố Cao Hùng, Đài Loan

Hình ảnh nhật thực được người dân tại thành phố Cao Hùng, Đài Loan chụp bằng iPhone. Ảnh: iitwentyone.

Khoảnh khắc nhật thực hình khuyên trên tòa tháp cao nhất thế giới Burj Khalifa ở Dubai

Khoảnh khắc nhật thực hình khuyên trên tòa tháp cao nhất thế giới Burj Khalifa ở Dubai. Ảnh: UAElabours.

Khi nhật thực đạt cực điểm, Mặt Trăng sẽ che khuất 99,4% Mặt Trời và nhìn thấy rõ nhất ở bầu trời phía Bắc Ấn Độ

Khi nhật thực đạt cực điểm, Mặt Trăng sẽ che khuất 99,4% Mặt Trời tạo ra 1 vòng tròn lửa trên bầu trời và nhìn thấy rõ nhất ở bầu trời phía Bắc Ấn Độ. Hình ảnh nhật thực được ghi lại ở Dubai. Ảnh: Ash.

Sự kiện nhật thực được ghi lại từ ngoài không gian

Sự kiện nhật thực được ghi lại từ ngoài không gian bởi vệ tinh khí tượng Meteosat và Himawari của Tổ chức khai thác vệ tinh khí tượng châu Âu Eumetsat. Ảnh: Eumetsat.

Nhật thực một phần được ghi lại tại bãi biển Clifton ở Karachi, Pakistan

Nhật thực một phần được ghi lại tại bãi biển Clifton ở Karachi, Pakistan. Ảnh: REUTERS.

Hình ảnh nhật thực một phần tại Nairobi, Kenya

Hình ảnh nhật thực một phần tại Nairobi, Kenya. Ảnh: REUTERS.

Nhật thực một phần được chụp ở Kathmandu, Nepal. Ảnh: REUTERS.

Cảnh nhật thực một phần tại Yeruham, miền Nam Israel

Cảnh nhật thực một phần tại Yeruham, miền Nam Israel. Ảnh: REUTERS.

Mặt trời khi dần đến pha cực đại được chụp tại Đài Thiên văn Phố Hiến, thành phố Hưng Yên

Mặt trời khi dần đến pha cực đại được chụp tại Đài Thiên văn Phố Hiến, thành phố Hưng Yên. Ảnh: Tuổi trẻ.

Hình ảnh nhật thực được chụp tại Đà Nẵng lúc 14h20

Hình ảnh nhật thực được chụp tại Đà Nẵng lúc 14h20. Ảnh: Tuổi trẻ.

Cảnh nhật thực một phần tại Yeruham, miền Nam Israel

Hình ảnh nhật thực được chụp tại Hà Nội lúc 14h03 phút. Ảnh: Báo Lao động.

Cảnh tượng vô cùng thú vị, độc đáo khi những chiếc máy bay cất cánh từ Nội Bài, 'xuyên qua' nhật thực.

Hiện tượng nhật thực một phần lần này sẽ trải rộng từ Trung Phi, Bán đảo Ả Rập, Ấn Độ, Trung Quốc và kết thúc ở Thái Bình Dương. Hiện tượng sẽ bắt đầu vào 10h45 theo giờ Hà Nội và sau khoảng 1 giờ sẽ đạt cực đại (nhật thực hình khuyên). Theo dự kiến, vòng lửa sẽ kéo dài gần 4 tiếng.

Nhật thực tại Việt Nam diễn ra khi nào

Tại Việt Nam chỉ quan sát được nhật thực một phần vào ngày hôm nay 21/6. Tại Hà Nội, hiện tượng này sẽ bắt đầu vào lúc 13h16 và đạt cực đại lúc 14h55 với độ che phủ lớn nhất đạt 71% và kết thúc vào lúc 16h18.

Tại TP.HCM, nhật thực một phần bắt đầu từ 13h37, đạt cực đại với độ che phủ 36% vào lúc 15h05 và sẽ kết thúc vào lúc 16h18.

Tại Đà Nẵng, hiện tượng thiên văn kỳ thú này bắt đầu vào lúc 13h30 với tỷ lệ che phủ khi cực đại đạt 56%.

Cách xem nhật thực

Bạn không nên nhìn nhật thực trực tiếp vì ánh mặt trời có thể gây tổn thương võng mạc gây đau nhức, thậm chí xuất hiện điểm mù vĩnh viễn.

Cách đơn giản nhất để xem nhật thực an toàn là trang bị kính quan sát Mặt trời (solar glasses), loại kính có khả năng lọc bỏ hoàn toàn, chỉ giữ lại 0,003% ánh sáng từ Mặt trời.

Nếu muốn chụp ảnh, quay phim hoặc ngắm bằng kính viễn vọng hiện tượng nhật thực, bạn cần bọc thêm một lớp lọc sáng để chặn bớt bức xạ Mặt trời.

Chủ Nhật, 12/07/2020 09:56
57 👨 3.201
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ