Một nhà thờ cổ đại lớn của thành phố cổ Pisidia, nằm ở phía nam tỉnh huyện Yalvaç Isparta vừa được khai quật nghi nó là kết quả của một vụ cháy kinh hoàng.
Theo đó, nhà thờ cổ này có thể được xây dựng vào thế kỷ thứ 6 sau đó nó đã bị thiêu rụi bởi một đám cháy kinh hoàng san bằng vào khoảng thế kỷ 11 hoặc 12 TCN. - Giáo sư Mehmet Özhanlı Süleyman Demirel thuộc Đại học Cục Khảo cổ học nói trong một tuyên bố.
Và ông cho rằng, di tích khảo cổ này tiếp tục cung cấp những manh mối quan trọng về lịch sử hình thành, văn hóa tôn giáo cổ đại của địa phương hàng ngàn năm trước.
Nguồn ảnh: Internet.
“Chúng tôi tin rằng có một đám cháy lớn đã thiêu hủy nhà thờ vào khoảng thế kỷ 11 hoặc 12. Đây là một trong 3 nhà thờ cổ đại lớn nhất của thành phố cổ Pisidia hàng ngàn năm về trước và quá trình khai quật này dự kiến sẽ kéo dài và hoàn thành tới tận tháng 12/2016”. - Mehmet Özhanlı Süleyman Demirel nói.
Lần phát hiện vết cháy tại nhà thờ cho thấy, nhiều lớp đá cẩm thạch tường nhà thờ đã bị gỡ bỏ, vôi tan chảy, có một đồng xu Seljuk tìm thấy trong một lớp cháy phía bắc nhà thờ.
Ước tính nhà thờ này có thể được xây dựng trên nền của một ngôi đền đã được xây và bị phá hủy vào thời Antonine và tính tới hiện tại như vậy đã có 4 nhà thờ cổ đại được khai quật ngay tại phố cổ Pisidia và ước tính mỗi nhà thờ này có thể chứa tới 300 người.
Được biết, thành phố cổ Pisidia từng là nơi sinh sống của cộng đồng Paleolithic Age từ 3000- 8000 năm TCN. Vào thế kỷ 11, Pisidia đã bị chiếm bởi người Thổ Seljuk và khoảng thời gian sau đó, thành phố cổ này thường xuyên thay đổi quyền chiếm hữu giữa Đế quốc Byzantine và người Thổ Nhĩ Kỳ cho đến năm 1176.
Huỳnh Dũng (Theo Hurriyetdailynews)