Phát hiện ngoại hành tinh có khí hậu cực đoan và quỹ đạo cực kỳ khác thường

Ngoại hành tinh (exoplanet) là những hành tinh nằm ở ngoài Hệ Mặt Trời. Về cơ bản, các ngoại hành tinh thuộc về một hệ hành tinh nhưng đi theo quỹ đạo của một ngôi sao, hố đen, tàn tích hay một hành tinh khác thay vì đi theo quỹ đạo của Mặt Trời. Do đó, chung ẩn chứa vô số đặc điểm, đặc tính kỳ lạ được ví như những kho kiến thức quý giá của các nhà nghiên cứu thiên văn học.

Các ngoại hành tinh có đủ loại hình dạng và kích cỡ, và có thể kỳ lạ theo nhiều cách khác nhau. Một khám phá mới được công bố gần đây đã phát hiện ra một ngoại hành tinh có tên TIC 241249530 b, sở hữu quỹ đạo cực đoan nhất được ghi nhận cho đến nay trong lịch sử nghiên cứu thiên văn học.

Trên thực tế, hầu hết các hành tinh không có quỹ đạo tròn hoàn hảo xung quanh ngôi sao chủ - kể cả những hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta - mà là hình elip, giãn nhẹ về hai phía. Mức độ giãn này gọi là độ lệch tâm, được đo theo thang điểm từ 0 đến 1, với 0 là hình tròn hoàn hảo và 1 là cực kỳ dẹp. Ví dụ, Sao Diêm Vương có quỹ đạo rất dài so với các hành tinh trong hệ mặt trời, với độ lệch tâm quỹ đạo là 0,25. Trong khi đó, trái đất có độ lệch tâm quỹ đạo chỉ là 0,02.

Tuy nhiên, các nhà khoa học lại phát hiện ra rằng TIC 241249530 b có độ lệch tâm quỹ đạo gần như chưa từng thấy là 0,94. Giả sử hành tinh này cũng thuộc hệ mặt trời của chúng ta, thì về lý thuyết, nó sẽ đến gần mặt trời hơn gấp 10 lần so với sao Thủy và cũng sẽ tiến gần sát đến quỹ đạo Trái đất. Về mặt nhiệt độ bề mặt, quy đạo như vậy cũng có nghĩa là sẽ có sự dịch chuyển giữa ngày hè ấm áp và đủ nóng để làm tan chảy titan. Sự thay đổi nhiệt độ cực đoan này khiến các nhà khoa học tò mò về tác động mà nó mang lại đối với bầu khí quyển của hành tinh.

TIC 241249530 b có độ lệch tâm quỹ đạo gần như chưa từng thấy
TIC 241249530 b có độ lệch tâm quỹ đạo gần như chưa từng thấy

Ngoài ra, một khía cạnh khác cũng đang được quan tâm là việc quỹ đạo của hành tinh này phát triển như thế nào theo thời gian. Các nhà khoa học dự đoán rằng lực thủy triều đến rất gần ngôi sao chủ sẽ khiến quỹ đạo của hành tinh trở nên tròn hơn.

Về bản chất, TIC 241249530 b là một loại hành tinh được gọi là Sao Mộc nóng, có kích thước tương đương với Sao Mộc nhưng lại gần các ngôi sao chủ hơn nhiều, và thường được tìm thấy bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta. Các nhà thiên văn học hiện chưa thể chắc chắn rằng làm thế nào những hành tinh này lại gần với ngôi sao của chúng đến vậy, chẳng hạn chúng có thể hình thành ở xa hơn và di chuyển gần hơn theo thời gian.

Các hệ thống Kính viễn vọng Không gian hiện đại như James Webb của NASA đủ độ nhạy để thăm dò những thay đổi trong bầu khí quyển của ngoại hành tinh mới được phát hiện này, khi nó trải qua quá trình nóng lên nhanh chóng. Do đó vẫn còn nhiều điều cần tìm hiểu và nghiên cứu trong tương lai.

Thứ Ba, 23/07/2024 14:00
31 👨 107
0 Bình luận
Sắp xếp theo
❖
    ❖ Khoa học Vũ trụ
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng