Phát hiện “miệng núi lửa nhân tạo” trên Mặt Trăng

Đầu năm nay, một mảnh tên lửa đẩy của Trung Quốc đã đâm vào bề mặt mặt trăng, và trở thành ví dụ hiếm hoi về trường hợp vật thể do con người tạo ra va chạm trực tiếp mới một hành tinh ngoài không gian. Câu hỏi đặt ra là liệu vụ va trạm này liệu có để lại hậu quả gì cho mặt trăng hay không.

Câu trả lời là có. Địa điểm xảy ra vụ tai nạn này đã được Tàu quỹ đạo trinh sát Mặt trăng (Lunar Reconnaissance Orbiter) của NASA tiến hành quan sát chi tiết. Kết quả phân tích ảnh chụp cho thấy đã có một “miệng núi lửa” kích thước tương đối lớn được tạo ra bởi vụ va chạm.

Ban đầu, các chuyên gia thiên văn học cho rằng mảnh vỡ tên lửa va chạm với Mặt trăng vào đầu tháng 3 vừa qua là của tập đoàn SpaceX (Mỹ). Nhưng hóa ra đây lại là một phần của lửa Trường Chinh 3C (Long March 3C), tên lửa đẩy cho tàu vũ trụ Hằng Nga 5-T1 (Chang'e 5-T1). Tên lửa này được phóng thành công lên không gian vào tháng 10-2014 như một phần trong khuôn khổ chương trình thám hiểm Mặt trăng của Cơ quan Vũ trụ Trung Quốc. Mặc dù các quan chức Trung Quốc phủ nhận tên lửa đẩy thuộc về họ, nhưng bằng chứng về các thành phần của vật thể cho thấy nó thực sự là một phần (hoặc toàn bộ) tên lửa Trường Chinh 3C.

Một mảnh tên lửa đã va chạm với Mặt trăng vào ngày 4 tháng 3 năm 2022, gần miệng núi lửa Hertzsprung, tạo ra một miệng núi lửa đôi rộng khoảng 28m
Một mảnh tên lửa đã va chạm với Mặt trăng vào ngày 4 tháng 3 năm 2022, gần miệng núi lửa Hertzsprung, tạo ra một miệng núi lửa đôi rộng khoảng 28m

Hình ảnh trên được chụp bởi tàu Lunar Reconnaissance Orbiter, đã được phóng to gấp ba lần để hiển thị vị trí tác động của mảnh tên lửa đẩy. Trong một kịch bản ít ai ngờ tới, cú va chạm thực sự đã tạo ra hai miệng núi lửa đập sát nhau - một hố có đường kính 18m và hố còn lại rộng 16m. Tình huống bất thường này chưa từng được ghi trong các lần tiếp xúc trước đó của tên lửa với mặt trăng, chẳng hạn như những miệng hố nhỏ được tạo ra khi các tầng trên của tên lửa tác động vào mặt trăng trong sứ mệnh Apollo. Điều này khiến các nhà nghiên cứu dường như bối rối.

“Miệng núi lửa kép nằm ngoài dự đoán ban đầu của chúng tôi, và có thể chỉ ra rằng phần thân tên lửa Trường Chinh 3C có khối lượng tương đối lớn ở mỗi đầu. Điều này khá kỳ lạ bởi thông thường, một tên lửa đã qua sử dụng có khối lượng chủ yếu tập trung ở đầu động cơ; phần còn lại của tên lửa thường chỉ bao gồm một thùng nhiên liệu rỗng”.

Mặc dù bản thân vụ va chạm không gây ra thiệt hại đáng kể cho mặt trăng, đồng thời cũng không được các nhà khoa học coi là một vấn đề nghiêm trọng, nhưng nó đã chỉ ra mối quan ngại ngày càng tăng về việc mảnh vỡ không gian va chạm với các hành tinh.

Những dạng rác thải vũ trụ do con người tạo ra như vệ tinh cũ không còn hoạt động, hoặc các giai đoạn tên lửa bị loại bỏ, đang trôi lơ lửng với mật độ ngày càng dày đặc trên quỹ đạo quanh Trái đất. Chúng khiến việc đưa các vệ tinh mới trở nên khó khăn hơn và thậm chí đe dọa đến sự an toàn của các phi hành gia làm việc trong không gian, chẳng hạn như trên Trạm vũ trụ quốc tế.

Thứ Năm, 14/07/2022 20:34
51 👨 412
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ