Hình ảnh đầu tiên được ghi lại của loài mực hiếm gặp nhất thế giới, chỉ sống tại các hệ thống rãnh sâu dưới đáy đại dương

Lần đầu tiên trong lịch sử nghiên cứu sinh học của nhân loại, các nhà khoa học đã ghi lại được hình ảnh rõ nét về mực sừng cừu Spirula spirula, một loài mực có vỏ vô cùng hiếm gặp, vốn chỉ sinh sống tại những tầng sâu nhất dưới đáy đại dương và tưởng chừng như đã tuyệt chủng.

Trong video dưới đây, tàu thám hiểm của Viện Đại dương Schmidt đã ghi lại được hình ảnh không thể rõ nét hơn về một con mực Spirula spirula đơn độc đang bơi ở độ sâu hơn 800m, khiến ngay cả các nhà nghiên cứu thủy sinh học kỳ cựu nhất cũng phải sửng sốt.

Đoạn phim ghi lại hình ảnh một con mực Spirula spirula (bắt đầu từ 14:40)

Phải rất may mắn để có được thước phim trên bởi mực Spirula spirula thường sinh sống ở độ sâu lớn hơn nhiều, với mức áp suất mà không nhiều loài động vật trên hành tinh có thể chịu đựng được. Bộ xương độc đáo có dạng vỏ xoắn ốc của Spirula spirula là một cơ quan nổi đặc biệt giúp nó có thể linh hoạt điều chỉnh độ sâu hàng nghìn feet mỗi ngày.

Các nhà khoa học về cơ bản đã biết về loài mực sừng Spirula spirula này từ lâu. Chúng là thành viên duy nhất còn sống sót cho đến ngày nay của họ mực nguyên thủy spirula. Tuy nhiên, rất khó để xác định cũng như đánh giá chính xác tình trạng bảo tồn của loài mực này. Sách đỏ IUCN xếp Spirula spirula vào nhóm động vật “ít quan tâm”, nhưng trên thực tế rất khó tìm thấy các cá thể loài này trong tự nhiên bởi chúng sống ở những khu vực mà con người thậm chí chưa thể biết đến dưới đáy đại dương. Do đó, mọi quan sát về loài mực này đều sẽ nhận được sự quan tâm lớn trong cộng đồng nghiên cứu sinh học quốc tế.

Con mực trong video do các nhà khoa học tại Viện Đại dương Schmidt ghi lại, đang bơi ở một tư thế hoàn toàn khác so với các loài mực ống Spirula được nuôi nhốt thông thường. Cơ quan nổi của con vật hướng xuống dưới và cơ quan phát sáng - thường được sử dụng để làm mù tạm thời động vật săn mồi - lại hướng lên trên. Có thể nói rằng loài mực Spirula spirula tự nhiên này đã làm đảo lộn sự hiểu biết vốn được công nhận rộng rãi trong giới khoa học về các loài mực nói chung.

Mực Spirula spirula
Mực Spirula spirula

Bên cạnh vụ trụ, đáy biển sâu cũng được coi là thế giới bí ẩn tiếp theo mà con người đã và đang mong muốn chinh phục. Những kiến thức của nhân loại về hệ sinh thái ở các rãnh sâu hàng km dưới đáy đại dương vẫn còn rất hạn chế, trong khi việc đưa thiết bị thám hiểm xuống độ sâu thích hợp để quan sát các sinh vật biển sâu đòi hỏi lượng lớn kỹ thuật chuyên dụng và cực kỳ tốn kém.

Trong tương lai, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sẽ có thêm nhiều loài sinh vật đặc hữu của tầng đáy đại dương được khám phá, hứa hẹn thay đổi đáng kể những hiểu biết vốn có của nhân loại về thủy sinh học

Thứ Ba, 10/11/2020 08:59
31 👨 443
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Thế giới động vật