Loài dế to bằng chuột nhắt, có thể tự đóng băng cơ thể để sống được ở -10 độ C
Dế đá núi tên khoa học là Hemideina maori, là loài côn trùng có kích thước to bằng con chuột nhắt. Loài dế khổng lồ này sống trên dãy núi Nam Alps, New Zealand.
Loài dế khổng lồ này có trọng lượng trung bình khoảng 70gr, là một trong những loài côn trùng nặng nhất thế giới. Chiều dài cơ thể chúng khoảng 10cm, nếu không tính chân và đầu. Và do có kích thước lớn và trọng lượng vượt trội nên loài dế khổng lồ này không thể bay được.
Dế Hemideina maori có thể tồn tại trong môi trường nhiệt độ dưới -10 độ C. Chúng tồn tại qua mùa đông lạnh giá bằng cách đóng băng cơ thể với 80-85% chất lỏng trong cơ thể hóa băng.
Trong cơ thể của dế Hemideina maori có chứa chất chống đông tự nhiên ở cấp độ phân tử giúp cho băng chỉ hình thành bên ngoài tế bào. Vì vậy, chúng không chết khi bị đóng băng. Đầu tiên dế làm khô tế bào, đẩy nước ra bên ngoài. Tại đó, sự kết hợp giữa nước và các protein đặc biệt thúc đẩy tinh thể băng hình thành.
Khi xuân sang, giá lạnh qua đi, băng giá tan dần cuốn trôi đi ẩm mốc là lúc cơ thể loài dế này được rã đông. Chúng bắt đầu thức giấc và chui ra khỏi hang tiếp tục hoạt động sống thường nhật.
Cơ chế tự đóng băng cơ thể để sống sót qua mùa đông lạnh giá giúp cho loài dế khổng lồ này có tuổi thọ kéo dài gấp đôi đồng loại của nó ở nơi khác.
Bạn nên đọc
-
Loài côn trùng nào đốt đau nhất?
-
Sinh vật kỳ lạ tự mọc lại đầu, biến con mồi thành nước
-
Kiến quân đội: Loài kiến nguy hiểm nhất hành tinh, có hàm răng nối lành được vết thương của người
-
7 giống chó có lực cắn mạnh nhất, cực nguy hiểm
-
10 loài chim biết nói thông minh nhất thế giới
-
Những loài chó chạy nhanh nhất trên thế giới
-
Lục chúa - Loài rắn tưởng kịch độc nhưng hoàn toàn vô hại
-
4 loài rái cá quý hiếm thú vị của Việt Nam
-
Cận cảnh khuôn mặt của 12 loài kiến trên thế giới