Loài cá chình Âu "tự tiêu hóa" xương trong cơ thể để duy trì sự sống

"Để sống sót khi bơi ngàn dặm gian khổ mà không ăn bất cứ thứ gì trên đường, cá chình Âu dường như mất đi một lượng xương đáng kể trong cả đoạn đường đi, điều mà giúp cho chúng duy trì được sự sống và di chuyển", một nghiên cứu mới phát hiện ra.

"Phát hiện này giúp các nhà khoa học quan sát và tìm hiểu cách phòng ngừa hay đảo ngược lại triệu chứng việc loãng xương ở con người", các nhà nghiên cứu cho biết.

Cá chình âu tự tiêu hóa xương Loài cá chình Âu di chuyển hàng ngàn dặm từ vùng nước ngọt châu Âu đến biển Sargasso, phát triển từ ấu trùng đến lúc trưởng thành. Nguồn ảnh: Anders Asp

Để đẻ trứng, cá chình Âu (loài thuộc họ Anguilla anguilla) đã phải di cư một quãng đường dài 5.000 km (3.000 dặm) từ vùng nước ngọt châu Âu qua Đại Tây Dương đến biển Sargasso, nằm giữa quần đảo Azores và vùng biển Caribê. Trong suốt chuyến di cư này, các nghiên cứu trước đây phát hiện ra rằng chúng không chỉ phát triển hệ sinh dục, mà còn không ăn bất cứ loại thức ăn nào.

"Trong suốt chuyến di cư kéo dài hàng tháng, tiêu hao năng lượng này, loài cá chình Âu tiêu thụ một lượng xương đáng kể", các nghiên cứu khác đã tìm thấy. "Ví dụ: xương của chúng trở nên mỏng đi rất nhiều, trọng lượng hộp sọ giảm đi 50% và xương cột sống cũng giảm đi 65% khối lượng xương ban đầu", nghiên cứu của tác giả lâu năm Björn Busse, một khoa học y sinh và kỹ sư y sinh tại trường Đại học Trung tâm Y khoa Hamburg ở Đức cho biết.

Một số lượng xương lớn còn lại chưa chắc chắn là có liên quan tới các cơ chế cụ thể, lượng xương bị mất đi trong cơ thể loài cá chình Âu này. Để hiểu rõ hơn việc xương mỏng đi có thể "đưa ra hướng đi mới trong việc tìm hiểu về triệu chứng loãng xương ở con người", Busse nói.

Cá chình

Để làm sáng tỏ việc xương của những con cá chình bị co lại khi nó trưởng thành, các nhà khoa học đã phân tích 30 mẫu xương ở các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống của loài cá chình. Bởi vì loài cá chình di cư tới vùng biển sâu và các thẻ vệ tinh quá lớn đối với loài động vật có kích thước nhỏ như những con lươn (con trưởng thành thường dài khoảng 70cm hoặc 2,3 feet). Hiện tại, các nhà nghiên cứu chưa có cách nào để thu thập các mẫu xương từ chính những con cá chình di cư thực tế. Thay vào đó, họ tiến hành thử nghiệm trên những con cá chình được nuôi nhân tạo trong phòng thí nghiệm, trưởng thành thông qua việc tiêm hoocmon tăng trưởng.

Các nhà nghiên cứu xác định được các phần xương của loài cá chình Âu này, gồm các tế bào xương được gọi là "osteocytes" - tế bào xương như xương sọ, bị phá vỡ "cung cấp chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết trong suốt quá trình di cư", Busse nói. Ngược lại, xương của cá chình - các tế bào xương bị "mất đi" - như vỏ khoáng trên dây sống (notochord) là một thanh linh hoạt tạo nên phần xương sống của loài cá chình Âu - được bảo vệ từ việc phá vỡ "nhằm duy trì sự ổn định của cột sống,có chức năng quan trọng với các khu vực sinh sản".

Cá chình tự tiêu hóa xương để duy trì sự sống

"Mọi người thường nói con người là loài động vật duy nhất bị "mất xương" - loãng xương - trong cuộc đời", Busse nói. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy có thể hầu hết các loài động vật được sử dụng trong nghiên cứu xương là loài chuột chỉ "tồn tại trong một thời gian ngắn", ông nói.

"Chúng tôi thấy rằng cá chình Âu - được cho là loài động vật có thời gian sống dài, có thể sống đến 80 năm, cũng bị loãng xương như một phần trong sinh học tự nhiên của loài động vật. Việc tìm hiểu xương bị mất đi ở các loài động vật khác nhau có thể cung cấp cho chúng ta những cái nhìn mới về các đặc tính cần tìm hiểu về tình trạng loãng xương ở con người. Hơn nữa, có thể kích thích các ý tưởng nghiên cứu về việc phòng ngừa và điều trị chứng loãng xương ở con người", Busse nói.

Busse lưu ý rằng: "Cá chình Âu là loài động vật đang bị đe dọa. Do đó, những hiểu biết về sinh học có các tiềm năng giúp bảo tồn loại cá quan trọng này".

Các nhà khoa học đã nêu chi tiết những phát hiện của họ trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B vào ngày 19 tháng 10.

Thứ Năm, 20/10/2016 15:20
31 👨 848
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Thế giới động vật