Một phát hiện khảo cổ mới cho thấy loài rùa răng có thể tồn tại từ hơn 100 triệu năm trước so với vài chục triệu năm những gì được nhận định trước đây.
Theo đó, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế bao gồm Tiến sĩ Marton Rabi đến từ viện Lab Biogeology thuộc Đại học Tubingen đã phát hiện ra tàn dư hóa thạch của một loài rùa răng ước tính khoảng 190 triệu năm tuổi.
Nguồn ảnh: Internet.
Đây được đánh giá là phát hiện mới khẳng định loài rùa răng cổ đã xuất hiện sớm hơn chúng ta nghĩ thay vì hàng chục triệu năm từng được nhận định trước đó. Đồng thời, phát hiện khảo cổ này tiếp tục cung cấp những thông tin mới hơn, để cũng cố hệ thống sinh học dòng họ nhà rùa chelonian hàng triệu năm trước.
Nguồn ảnh: Internet.
Sự việc được phát hiện tại một vùng đất Jurassic Wucaiwan, thuộc khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc. Và phát hiện này vừa được công bố trên Tạp chí BMC Evolutionary Biology .
Trước đó, tiến sĩ Walter Joyce đến từ Đại học Fribourg, Thụy Sĩ đã tìm thấy hóa thạch đá của rùa răng 30 triệu năm tuổi, được đặt tên là Sichuanchelys palatodentata, loài rùa có răng trên vòm miệng, ước tính có thể loài rùa này kế thừa tiến hóa từ các tổ tiên bò sát trước đó. Tuy nhiên, giờ đây, con rùa răng 30 triệu năm tuổi này không còn là con rùa răng lâu đời nhất trên thế giới.
Nguồn ảnh: Internet.
Theo phân tích cho thấy rằng con rùa răng cổ 190 triệu năm tuổi vừa phát hiện có quan hệ sinh học mật thiết với dòng rùa khổng lồ trên cạn có tên là Mongolochelys efremovi từng sống ở khu vực Trung Á 100 triệu năm trước. Và hai dòng rùa này bắt đầu phân tán tiến hóa, lưu lạc bắt đầu trong giai đoạn Trung Sinh.
“Mặc dù rùa không phải là loài có khả năng di cư phân tán mạnh mẽ như các loài động vật khác, tuy nhiên, những phát hiện gần đây cho thấy, những con rùa cổ đã có sự phân tán tiến hóa khá rõ ràng, phân theo các khu vực khác nhau".
"Nguyên nhân có thể do tác động của phần tách vỡ, đứt gãy các mảng kiến tạo sau kỷ Phấn Trắng, chính vì vậy mà mỗi châu lục lại có loài rùa sinh sống đặc thù, cũng như các di tích khảo cổ rùa cổ phát hiện ở các châu lục cũng khác nhau về chủng loài, thời gian xuất hiện". - Tiến sĩ Joyce nói trong một tuyên bố.