Kỹ thuật mới: Cho các tế bào ung thư phát quang bên trong để giúp các bác sĩ phẫu thuật loại bỏ

Thêm một phát minh y học mới liên quan tới việc hỗ trợ chữa trị căn bệnh ung thư đang nhận được sự quan tâm của giới y học.

Có một thực tế cho thấy rằng, khi muốn loại bỏ các khối u, tế bào ung thư, các bác sỹ phẫu thuật phải dùng mọi cách để nhìn thấy bằng mắt của họ để xác định và mới loại bỏ được. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra đó là tế bào ung thư luôn biến động, thậm chí có một số loại rất nhỏ, tiềm ẩn sau những tế bào, khối u ác tính đã tiêu diệt để tìm đường phát triển thành khối u mới. Điều này đã cản trở và gây khó khăn ít nhiều trong y học.

Khối u ung thư trên não

Đứng trước tình thế này, mới đây các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Công nghệ Michigan (MTU) đã phát minh ra một kỹ thuật mới làm cho các khối u đó phát sáng. Điều này sẽ giúp các bác sỹ dễ dàng nhận diện, kiểm soát đầy đủ và từ đó mà loại bỏ trọn vẹn hơn.

Kỹ thuật này được phát triển bởi Haiying Liu, giáo sư hóa học tại MTU, được chế tạo dựa trên một cơ chế y học hiện tại là dùng các kháng thể ung thư được bao phủ bởi các enzym để phủ lấy các khối u ung thư.

Hợp chất mới này có tên khoa học là beta-galactocidase, có khả năng làm cho các tế bào ung thư khi bị dính hợp chất này rồi thì đều có thể phát sáng dưới ánh sáng hồng ngoại.

Các nhà khoa học thuộc MTU cho biết rằng, hợp chất đánh dấu này hoàn toàn không độc, có nồng độ thấp, hoạt động hiệu quả ổn định trong thời gian khá lâu nên có thể hỗ trợ các bác sỹ phẫu thuật ngay cả những ca phẫu thuật kéo dài suốt nhiều giờ.

Hợp chất mới này có tên khoa học là beta-galactocidase

Khi tiêm hợp chất beta-galactocidase này vào cơ thể rồi, dưới ánh sáng hồng ngoại những vùng tế bào, mô khác không liên quan có thể phát ra ánh sáng màu xanh lá cây tuy nhiên, với tế bào ung thư nó sẽ phát ra ánh sáng màu đỏ như biểu thị cấp độ tế bào nguy hiểm cần tiêu diệt.

Cho đến nay, Liu và nhóm nghiên cứu của ông cũng đã cho tiến hành bọc chất beta-galactocidase quanh một tế bào trong phòng thí nghiệm để tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu hơn. Bước tiếp theo là họ sẽ nghiên cứu với các chuyên gia y tế đâu là giải pháp mở rộng tốt nhất để có thể áp dụng ngay vào các cuộc phẫu thuật thực tế trong thời gian tới.

Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên chúng ta nghe tới việc dùng chất phát sáng để nhận diện tế bào ung thư. Trước đó, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học bang Oregon (Oregon State University - OSU) đã phát triển một hợp chất có tên gọi là naphthalocyanine không chỉ làm sáng các tế bào ung thư để bác sĩ phẫu thuật nhận diện mà còn có thể được nung nóng giúp diệt tế bào ung thư đó. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu này cũng thông tin thêm về một kỹ thuật mới gọi là chấm lượng tử graphene, kỹ thuật này đang được nghiên cứu chuyên sâu hy vọng một ngày nào đó các khối u ung thư ác tính trong cơ thể sẽ bị làm sáng toàn bộ trong cơ thể.

Như Liu nói: "Các bác sĩ muốn loại bỏ tất cả các tế bào ác tính của các loại bệnh ung thư, tuy nhiên việc nhận diện, kiểm soát chúng là khó khăn vô cùng. Chúng tôi muốn giúp cho việc điều trị, phẫu huật của họ sẽ dễ dàng hơn bằng các kỹ thuật mới trong tương lai”.

Nghiên cứu vừa được công bố trên Tạp chí Analytic Chimica Acta.

Thứ Ba, 04/04/2017 15:02
31 👨 439
0 Bình luận
Sắp xếp theo