Với hành vi sinh thái kỳ lạ, loài ếch có tên khoa học là Raorchestes chalazodes hiện đã và đang nhận được sự quan tâm của giới khoa học toàn cầu.
Theo Wikipedia, thì Raorchestes chalazodeslà một loài ếch trong họ Rhacophoridae.Chúng là loài đặc hữu của Ấn Độ. Các môi trường sống tự nhiên của chúng là các khu rừng ẩm ướt đất thấp nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới và các khu rừng trước đây bị suy thoái nặng nề.
Nguồn ảnh: Internet.
Nhiều người tin tằng, loài ếch này đã gần như bị tuyệt chủng vào khoảng 100 năm trước. Tuy nhiên, lần tái phát hiện ra loài ếch này là vào năm 2003 trong dãy núi Wernt Ghats với chiều dài trung bình khoảng 25 mm.
Mới đây, các nhà khoa học đến từ Đại học Quốc gia Singapore và Viện Khoa học Ấn Độ đã bất ngờ tìm thấy loài ếch này trong rừng tre nhiệt đới với hành vi sinh thái kỳ lạ.
Những con ếch đực lẻn vào trong các thân trẻ bị nứt, có lổ hổng ở những đốt tre trong thân cây tre. Sau đó, chúng mời gọi các con ếch cái vào và tiến hành giao phối.
Nguồn ảnh: Internet.
Một thời gian sau, những con cái để trứng trong các đốt tre đó rồi rời đi và những con ếch đực có nhiệm vụ canh trứng cho tới khi những quả trứng nở.
Vào ban đêm, con ếch đực tạm xa tổ trứng trong đốt tre khoảng vài giờ để kiếm ăn no nê sau đó trở về tiếp tục làm nhiệm vụ "gác cửa".
Nhiều chuyên gia nhận định, đây là một hành vi sinh sản bất thường tìm thấy ở loài ếch Raorchestes chalazodes. Chúng có xu hướng rời xa hẳn khu vực thủy sinh để tiến hành đẻ trứng như thông thường. Một nguyên nhân có thể đến từ việc chúng thay đổi hành vi sinh sản bởi kẻ thù, môi trường thủy sinh bất lợi khiến chúng phải chọn lọc tự nhiên mà sinh sản...
Và một vấn đề đặt ra đó là, nhiều khu rừng tre nhiệt đới ở Ấn Độ đã và đang bị khai thác bừa bãi dùng để làm nhà, bột giấy...Đồng nghĩa làm cho loài ếch này hết nơi để sinh sản và mất dần môi trường sống và có thể bị tuyệt chủng lần nữa trong tương lai.
Huỳnh Dũng (Theo BBC)