Kính viễn vọng 10 tỷ USD của NASA bị hư hại 'khó phục hồi' do va chạm với thiên thạch

Ngày 8/6, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) bất ngờ đưa ra thông báo cho biết kính viễn vọng không gian James Webb (JWST) trị giá 10 tỷ USD đã va chạm với một thiên thạch nhỏ. Theo báo cáo sơ bộ, Vụ va chạm xảy ra vào cuối tháng 5 (trong khoảng thời gian từ 22 đến 24 tháng 5) và gây hư hại “không đáng kể”. Một trong các tấm gương của James Webb bị lệch tâm ngắm, song không gây ảnh hưởng tới lịch trình cũng như hoạt động của kính thiên văn này.

Tuy nhiên, loạt ảnh chụp được tiết lộ trong một báo cáo mới cho thấy thiệt hại mà JWST phải nhận sau vụ va chạm hồi tháng 5 có về tồi tệ hơn đánh giá ban đầu của các chuyên gia. Theo đó, nội dung báo báo đã chỉ ra ít nhất một trong các tấm gương của James Webb đã bị hư hại đến mức khó phục hồi.

 James Webb

Trên thực tế trong khoảng thời gian vận hành từ cuối tháng 1 đến tháng 6 năm nay, JWST đã phải hứng chịu tổng cộng 6 vụ va chạm với thiên thạch trôi nổi. Trong đó đa phần đều không gây hư hại nghiêm trọng và đã được khắc phục dần. Tuy nhiên trường hợp mới nhất lại khác. Một đoạn gương có tên là C3 đã bị hư hại tương đối nặng, gây ra lỗi mặt sóng bình phương trung bình (RMS) từ 56nm lên 178nm. Điều này trái ngược hoàn toàn với ước tính ban đầu của NASA.

JWST có 18 phân đoạn gương hình lục giác tạo nên “khuôn mặt” của kính. Chúng có thể được điều chỉnh riêng lẻ và tinh vi để tối đa hóa độ phơi sáng và thu thập ánh từ các ngôi sao. Đoạn gương có ký hiệu C3 chịu nhiều thiệt hại nhất từ vụ va chạm của vi thiên thạch. Vì mọi đoạn gương đều có thể điều chỉnh được, các nhà nghiên cứu cho rằng vẫn hoàn toàn có thể giảm thiểu đáng kể tác động tiêu cực từ hư hại này. Tuy nhiên, quy trình khắc phục sẽ không hề đơn giản, và mọi thứ sẽ gần như không thể trở lại hiện trạng ban đầu, nhưng trong giới hạn thông số chấp nhận được.

Phần gương bị hư hại

Cấu tạo của JWST khiến nó khá dễ bị hư hại do các vi thiên thạch. Phần gương của James Webb có đường kính đến 6,5m, gấp 3 lần so với Hubble, được tạo thành từ 18 mảnh gương lục giác, và phần này tiếp xúc trực tiếp với với không gian. Ngoài ra, James Webb hoạt động trong quỹ đạo quay quanh Mặt Trời cách Trái Đất 1,5 triệu km, tức là xa hơn nhiều so với kính viễn vọng Hubble, vốn chỉ hoạt động trên quỹ đạo của Trái Đất ở độ cao khoảng 610km kể từ năm 1990.

Thứ Hai, 18/07/2022 13:30
51 👨 995
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ