Khám phá hành tinh xanh kỳ lạ HD 189733b nằm ngoài hệ Mặt trời

Nghiên cứu của các nhà thiên văn học Thụy Sĩ chỉ ra ngoại hành tinh HD 189733b có thời tiết khắc nghiệt nhất vũ trụ: tốc độ gió giật 8.700km/h và khí quyển 3.000 độ C.

Ngoại hành tinh HD 189733b là một hành tinh "chấm tròn xanh xinh đẹp" trong một biển đen như mực, giống Trái đất. Nhưng đó chỉ là điểm tương đồng giữa hai hành tinh nằm ở vị trí cuối cùng mà thôi.

Hành tinh xanh kỳ lạ Hình ảnh ngoại hành tinh HD 189733b có kích thước gần bằng sao Mộc. Các nhà khoa học cho biết: "Màu xanh của ngoại hành tinh HD 189733b có thể do ánh sáng tán xạ các hạt silicat trong bầu khí quyển". (Nguồn ảnh: ESO / M. Kornmesser)

Trước tiên, ngoại hành tinh HD 189733b lớn và nóng hơn nhiều so với hành tinh Trái đất, có kích thước giống với sao Mộc và quay xung quanh ngôi sao chủ của nó với quỹ đạo 2,2 ngày Trái đất. Quỹ đạo đó quá gần rằng ngoại hành tinh này có lẽ bị "thủy triều khóa", hiển thị một mặt ngôi sao của nó, giống như Mặt trăng thường cho thấy một mặt (mặt gần) với Trái Đất.

Bầu khí quyển hành tinh HD 189733b có nhiệt độ lên tới 3.000 độ CBầu khí quyển hành tinh HD 189733b có nhiệt độ lên tới 3.000 độ C. (Nguồn ảnh: NASA/ESA)

Tiếp đến là thời tiết. Những cơn gió trên hành tinh nằm ngoài hệ Mặt trời HD 189733b (nằm cách Trái đất khoảng 63 năm ánh sáng, trong chòm sao Vulpecula) có tốc độ lên tới 8.700 km/h - gấp 7 lần vận tốc âm thanh. Tuy nhiên, nếu điều kiện này vẫn chưa đủ khắc nghiệt, thì các nhà khoa học cho biết thêm cơn mưa trên hành tinh này không phải là nước mà là cơn mưa thủy tinh được ví như "hàng nghìn nhát cắt chết người".

"Tại sao hành tinh kỳ quái này lại xuất hiện gần giống Trái đất? Nó chỉ là sự trùng hợp", các nhà khoa học cho biết.

Màu xanh dương của hành tinh không phải kết quả phản chiếu từ đại dương như trên Trái Đất mà do bầu khí quyển hành tinh bao gồm những đám mây xen lẫn hạt sillicat.

"Màu xanh cô ban của hành tinh này không phải kết quả phản chiếu từ đại dương nhiệt đới, như Trái đất, mà do một khí quyển mù sương, thổi khí đốt bao gồm những đám mây xen lẫn hạt silicat", các quan chức của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã viết trong một tuyên bố.

Ở đó có thể còn nhiều hành tinh đại dương-tự do xanh ngoài ngoại hành tinh HD 189733b. Trên thực tế, các nhà khoa học đã tìm thấy hai ngoại hành tinh trong hệ Mặt trời của Trái đất: Thiên vương tinh và Hải vương tinh. Bầu khí quyển trên cao của cả hai "hành tinh băng khổng lồ" này có chứa khí mêtan, làm ảnh hưởng đến bước sóng màu xanh của ánh sáng trở lại Mặt trời trong không gian.

Ngoại hành tinh HD 189733b được phát hiện vào năm 2005 và các nhà khoa học đã xác định được màu sắc của nó vào năm 2013 khi sử dụng Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA và các công cụ khác. Ngoại hành tinh HD 189733b là một trong sáu hành tinh sáng nhất trong "Galaxy of Horrors" của NASA - một bộ sưu tập Halloween đặc biệt mà Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ thu thập được trong năm nay. Bạn có thể xem bộ sưu tập "Galaxy of Horrors" tại đây.

Thứ Hai, 07/11/2016 17:27
53 👨 3.017
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ