Với hình dáng đáng sợ cùng sở hữu nọc độc gây chết người trong tích tắc, loài sát thủ máu lạnh là nỗi ám ảnh kinh hoàng cho con người.
Chúng được coi là loài động vật tinh và thính bậc nhất trong thế giới tự nhiên. Bên cạnh đó, chúng còn sở hữu nhiều bí mật kinh hoàng mà con người chưa biết tới.
Mamba đen - "Cơn ác mộng" kinh hoàng của người châu Phi.
Theo thống kê của các nhà khoa học, trên thế giới có khoảng 2.900 loài rắn khác nhau sinh sống, trong đó chỉ có 375 loài là có nọc độc chết người.
Rắn là loài ăn thịt đồng loại nhiều nhất trong tự nhiên
Trong thế giới tự nhiên, là loài ăn thịt đồng loại nhiều nhất trong tự nhiên. Thậm chí chúng có thể ăn thịt được cả đồng loại có kích thước to hơn nó.
Khi đói, chúng có thể sử dụng những lợi thế về cơ thể, nọc độc, độ hung hăng và tốc độ vượt trội để tấn công các loài rắn. Sau đó, nó dùng hàm để ngoạm và sử dụng cột sống để ép, kéo con mồi vào trong.
Khi con mồi đã yên vị trong bụng, con rắn bắt đầu tiết dịch tiết để giảm áp dạ dày và giúp việc tiêu hóa con mồi dễ dàng.
Rắn có thể ăn thịt cả con chúng
Vẻ đáng sợ của rắn đuôi chuông.
Loài rắn đuôi chuông sống tập trung tại châu Mỹ ăn các quả trứng không có khả năng nở thành con và những con rắn con yếu. Do sau khi sinh, rắn mẹ bị cạn kiệt năng lượng nên chúng không thể mạo hiểm đi săn mồi. Ăn trứng và con non giúp rắn chuông mẹ lấy lại sức lực để tiếp tục quá trình sinh nở tiếp theo.
Một số loài rắn vẫn có thể sống khi nhịn ăn hàng tháng trời
Trăn xanh Nam Mỹ.
Giống như trăn, rắn có thể tồn tại mà không cần ăn trong hàng tháng trời. Do chúng có thể tự làm chậm quá trình trao đổi chất lên tới 70%.
Bên cạnh đó, sau khi nuốt gọn con mồi khổng lồ, chúng tiêu hóa hết tất cả các bộ phận trên người con mồi (như xương, lông) để hạn chế thải ra ngoài nhằm tích lũy năng lượng nhiều nhất cho kỳ "nhịn ăn".
Rắn độc giết chết 100.000 người mỗi năm
100.000 người chết mỗi năm và 400.000 người bị tàn tật suốt đời do rắn cắn.
100.000 người chết mỗi năm vì bị rắn độc cắn (vô tình hay tấn công) và có đến 400.000 người bị rắn cắn dẫn đến tàn tật suốt đời.
Một số loài rắn với tập tính kiếm ăn gần nhà dân đã vô tình tấn công con người hoặc tự vệ khi chúng nghĩ rằng con người đang đe dọa tới sự sống còn của chúng.
Châu Phi, châu Á là 2 trong số những nơi có người bị rắn cắn chết nhiều nhất trên thế giới. Trong đó, tỷ lệ chết người khi bị rắn Mamba đen (ở châu Phi) cắn là 100%.
Titanoboa: "Quái vật" rắn "khủng" nhất trên Trái Đất
Titanoboa có thể "chén ngọt" cá sấu khổng lồ.
Theo các nhà khảo cổ học, Titanoboa (trăn khổng lồ) sống cách đây 60 triệu năm là loài rắn lớn nhất, dài nhất và nặng nhất từng được ghi nhận trong lịch sử Trái Đất. Loài quái vật khổng lồ này dài khoảng 13 mét, nặng hơn 1.000 kg và rộng 1 mét tại điểm dày nhất trên cơ thể nó.
Rắn có thể cảm nhận được nhịp tim
Các nhà khoa học phát hiện, loài rắn "áng chừng" được thời gian cần thiết để xiết chết một con mồi, do chúng cảm nhận được nhịp tim của nạn nhân và chỉ buông ra khi tim con mồi ngừng đập.
Do quá trình xiết mồi tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Vì vậy, đây là một khả năng rất quan trọng giúp kẻ săn mồi cân bằng giữa nhu cầu thức ăn với mức năng lượng chúng bỏ ra để xiết con mồi ngạt thở.
Tích nọc độc từ con mồi
Rắn hổ Nhật Bản tích nọc độc từ những con ếch độc. (Ảnh: Wonderlist)
Loài rắn hổ Nhật Bản - Yamakagashi không có nọc độc nhưng bạn vẫn có thể chết bởi một nhát cắn của loài bò sát này. Thiên nhiên rất ưu ái loài rắn hổ này khi ban cho chúng khả năng tích nọc độc từ con mồi của chúng, cụ thể là loài ếch độc.
Khi tấn công và nuốt lũ ếch, rắn hổ Yamakagashi tích trữ nọc độc ở hai tuyến ở đằng sau cổ. Khi chiến đấu với kẻ thù hoặc săn mồi, nọc độc được chuyển tới phần răng nanh của rắn hổ Nhật Bản.
Nếu bị rắn hổ cắn, nạn nhân sẽ bị đau tim, khó thở và có thể tử vong ngay sau đó.